Các bệnh cơ xương khớp ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người. Trước đây, loại bệnh này thường tập trung ở đối tượng cao tuổi nhưng hiện nay; dân văn phòng đang được khuyến cáo là đối tượng có nguy cơ bị các bệnh về cơ – xương – khớp ngày càng cao. TKT Maids chia sẻ tất tần tật về bệnh xương khớp giúp bạn hiểu nguyên nhân; cách phòng tránh, cách chữa trị khi chẳng may bạn bị mắc phải.
1. Thủ phạm gây bệnh xương khớp của dân văn phòng.
Ngồi lỳ trên ghế cả ngày
Bắt nguồn từ việc ngồi lỳ trên ghế cả ngày mà thường là ngồi sai tư thế để làm việc; đã dẫn tới hiện tượng teo cơ, đau cổ, vai, gáy, đau lưng ở dân văn phòng.
Ngồi nhiều, ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn tới tăng cân; vô tình tạo ra áp lực lên xương khớp và làm gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh về xương khớp.
Sử dụng máy tính
Việc sử dụng máy tính thường xuyên của dân văn phòng có liên quan mật thiết tới tình trạng đau cổ, vai, gáy.
Các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm; thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai…
Sử dụng điện thoại
Sử dụng điện thoại thông minh để đọc tin tức và làm việc đã trở thành thói quen của dân văn phòng.
Màn hình điện thoại thông minh khá nhỏ sẽ khiến cho người sử dụng phải tập trung hơn.
Việc cúi đầu xuống thấp và lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, rất dễ dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm ở cổ.
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là: đau sau vai, tê liệt, chóng mặt, hoạt động cổ hạn chế, đau cổ và đau xương vai… Trong trường hợp này, bạn nên tới cơ sở y tế kiểm tra chính xác tình trạng bệnh và điều trị sớm nhất có thể.
Ngồi nhiều trong phòng kín
Môi trường làm việc của dân văn phòng chủ yếu trong phòng máy lạnh; ít khi tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nên rất dễ đối mặt với tình trạng thiếu vitamin D; khiến cho xương khớp bị suy yếu.
Yếu tố này nếu kết hợp với chế độ ăn uống không đầy đủ canxi; sẽ gây bệnh loãng xương và các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
Stress, lo âu kéo dài:
Lo âu và căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng đau lưng mỏi khớp.
Áp lực công việc kết hợp chế độ ăn uống không phù hợp; có thể gây ra những rối loạn về sức khỏe và ảnh hưởng tới xương khớp.
Thông thường độ tuổi trung bình bị thoái hóa khớp là 45 – 50 tuổi; nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này. Bệnh lý cơ xương khớp có những triệu chứng diễn ra âm thầm; hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn nên mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua; đặc biệt là đối tượng trẻ. Nhưng chính sự chủ quan này đã khiến không ít trường hợp bị tàn phế; hoặc để lại di chứng nặng nề cũng như việc điều trị trở nên hết sức khó khăn.
2. Một số loại bệnh xương khớp dân văn phòng.
2.1. Hội chứng ống cổ tay
Nguyên nhân: Làm việc liên tục với máy tính sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc hội chứng ống cổ tay; người mắc thường xuyên bị tê, nhức bàn tay và các ngón tay. Theo ông Tim Hutchful – chuyên gia vật lý trị liệu cột sống làm việc tại Anh; thì hành động di chuột máy tính thường xuyên là nguyên nhân chính gây ra hội chứng này.
Bệnh lý này hay gặp ở lứa tuổi trung niên, nữ nhiều hơn nam; và nhất là ở những người làm việc liên quan đến sử dụng cổ tay như người làm văn phòng – phải sử dụng chuột máy tính và ngồi gõ phím liên tục.
Các triệu chứng thường thấy của bệnh đó là:
Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, ngứa ngáy như kiến bò, đau buốt như kim châm; hoặc đau rát bỏng ở vùng da thuộc vùng chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay. Đôi khi bệnh nhân cũng có cảm giác đau lan lên vai và cánh tay. Một số người khác có cảm giác tay lạnh hơn; da khô và thay đổi màu sắc của da bàn tay.
Các rối loạn cảm giác ở bàn tay như thế này thường tăng về đêm làm cho người bệnh phải thức giấc; có xu hướng giảm hoặc hết đi khi bệnh nhân vẩy tay hoặc đưa tay lên cao. Những động tác ngửa cổ tay quá mức hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay; ví dụ như khi lái xe máy, sử dụng chuột máy tính cũng làm xuất hiện các triệu chứng trên.
Vậy cách điều trị căn bệnh này cho các bạn làm văn phòng như thế nào?
Tăng cường vận động cổ tay và bàn tay; tránh duy trì một tư thế thường xuyên như cầm, nắm, sử dụng chuột máy vi tính.
Sử dụng miếng đệm để lót cổ tay khi đánh máy vi tính.
Tập các động tác thả lỏng và thư giãn cổ tay như xoay cổ tay; chống tay lên mặt phẳng, tập căng cơ cổ tay; Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ lưu thông hệ thống mạch máu và dây thần kinh.
Điều trị triệt để các bệnh gây hẹp các ống cổ tay như viêm gân, viêm cơ, viêm khớp, gẫy xương cổ tay, xương bàn tay ..
Nên tới thăm khám cẩn thận tại các trung tâm y tế và bệnh viện lớn để các bác sỹ chuyên khoa thần kinh, chấn thương chỉnh hình theo dõi, điều trị. Mang nẹp cố định theo hướng dẫn của bác sỹ. Ngoài ra bác sỹ có thể yêu cầu sử dụng các loại thuốc tiêm, thuốc uống.
Mát xa cổ tay và tay sau một ngày làm việc mệt nhọc như ngâm tay trong nước ấm, xoa bóp cổ tay ..
Khi các biện pháp chữa trị nêu trên kéo dài mà chưa đạt được hiệu quả tối ưu; bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật ống cổ tay, làm giảm sự chèn ép của các dây thần kinh.
Hậu quả của việc chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay chính là gây ra đau, tê; giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của dây thần kinh này; nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể khỏi hoàn toàn; ngược lại nếu để muộn sẽ để lại tổn thương và di chứng kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc
2.2. Đau mỏi vai gáy
Nguyên nhân:
Hoạt động sai tư thế: Một số thói quen như dựa đầu vào ghế, kê gối nằm ngủ quá cao hoặc quá thấp, nằm nghiêng một bên lâu… đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. Do những thói quen này có thể làm giảm quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ; từ đó gây thiếu máu cục bộ ở các cơ, kéo theo nguy cơ đau ở vùng cổ, gáy…
Làm việc quá sức: Việc ngồi tại chỗ suốt cả ngày của dân văn phòng chẳng những khiến các cơ bị kéo căng mà còn gây mất cân bằng vi chất trong cơ. Bên cạnh đó, những công việc nặng nhọc; đòi hỏi phải mang vác nặng thường xuyên cũng có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy.
Rối loạn chức năng dây thần kinh: Nếu các dây thần kinh vùng vai gáy của bạn bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức thì nó cũng có thể gây ra hiện tượng đau nhức vùng vai gáy.
Có tiền sử mắc bệnh về xương khớp: Với những người đã được chẩn đoán mắc các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ… thì nguy cơ cao cũng có thể gặp phải tình trạng đau vai gáy.
Ngoài những nguyên nhân trên thì một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi lâu trước quạt, điều hòa, hay đi dầm mưa, không đội mũ khi đi ngoài trời nắng… đều có thể là những tác nhân gây rối loạn mạch và dẫn đến tình trạng đau vai gáy.
Triệu chứng:
Xuất hiện những cơn đau nhẹ: Khi mới mắc bệnh, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhói nhẹ ở cơ cổ gáy, vùng vai và phần lưng phía gần cổ.
Khó cử động cổ: Người bệnh sẽ không thể quay cổ ra đằng sau như bình thường được mà chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện mỗi khi cử động cổ và khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải tình trạng đau co cứng cơ và tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng liệt cơ, teo cơ… nếu không được điều trị sớm.
Cách điều trị
Khi mắc phải đau vai gáy; người bệnh nên dừng các hoạt động của mình lại và tranh thủ nghỉ ngơi. Sử dụng túi nước đá để chườm vùng vai gáy nhằm dịu đi cơn đau nhức và giúp các vùng cơ hồi phục. Bên cạnh đó, xoa bóp và mát-xa là một liệu pháp hiệu quả để chữa trị đau mỏi vai gáy. Việc xoa bóp nhẹ nhàng vùng gáy cổ không chỉ làm xua tan những áp lực; và điều tiết hoạt động của vùng cơ vai gáy mà còn giúp người bệnh thư giãn.
Cách phòng tránh:
Tư thế làm việc đúng đắn
Hầu hết những nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc với tư thế không đúng chuẩn; khiến phần xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng cổ.
Nhân viên văn phòng khi làm việc nên chú ý tư thế sao cho phù hợp. Lưng giữ thẳng hoặc tựa vào ghế có lót tấm đệm, không được ngồi quá thấp hoặc quá cao. Phần cổ giữ thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước, không cúi gập cổ quá lâu. Bàn phím để thấp hơn khuỷu tay, đặt khuỷu tay vuông góc để tránh mỏi bả vai.
Nên có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, giữ cho tâm lý thoải mái
Bạn nên cố gắng dành nhiều thời gian vận động; nghỉ giải lao giữa giờ làm việc khoảng 30 – 60 phút.
Bên cạnh đó, bạn nên đi lại hoặc thực hiện các động tác vận động cột sống, cổ, vai và tay. Khi nghỉ ngơi, nằm ngủ, bạn không nên gối đầu quá cao trên 10 cm.
Không nằm xiên vẹo khi xem tivi vì sẽ khiến phần cổ gáy bị ảnh hưởng. Bạn nên tựa lưng vào ghế dựa hoặc đặt cổ ở một điểm tựa phù hợp.
Hạn chế tình trạng bẻ cổ, xoay cổ
Nhiều người nghĩ rằng việc bẻ cổ, xoay cổ trong lúc mỏi sẽ khiến cho cổ đỡ đau và dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, thực tế, khi bạn bẻ hoặc lắc cổ kêu rắc rắc khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm; hoặc thoái hóa đốt sống cổ (nếu có) càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp bạn có thể dễ dàng khắc phục được tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Với những nhân viên văn phòng, bạn có thể bổ sung cho cơ thể những món ăn tốt cho những bệnh nhân bị viêm vai gáy.
Những loại thức ăn có chứa các loại khoáng chất như canxi, kali và vitamin B, C, E, D; từ thực phẩm để giúp nuôi dưỡng hệ xương khớp và cơ bắp chắc khỏe.
Đồng thời, các chất này còn hỗ trợ phòng ngừa đau mỏi vai gáy và nhiều căn bệnh khác. Bên cạnh đó, bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá,… và giữ cho cân nặng hợp lý.
Thường xuyên massage vùng cổ
Trong quá trình làm việc, bạn nên xoa bóp và massage vùng cổ thường xuyên để lượng máu có thể lưu thông tốt hơn.
Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng tại chỗ để giúp giảm đau; tăng cường lưu lượng máu đến các cơ bắp để giảm đau mỏi.
Đây cũng là cách giúp hạn chế tình trạng đau vai gáy.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh
Thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh khác nhau, trong đó có bệnh đau vai gáy.
Chính vì thế, để phòng ngừa căn bệnh này tấn công; không chỉ nhân viên văn phòng mà mọi người cũng nên giữ ấm cơ thể.
Đây là cách giúp bạn tránh bị nhiễm lạnh, cảm lạnh đột ngột; nhất là vào lúc sáng sớm hay về đêm.
2.3. Thoái hóa đốt sống cổ
Nguyên nhân
Hầu hết người làm văn phòng phải ngồi trước máy tính trong nhiều giờ liền; cúi gập cổ hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, ít có cơ hội vận động… Trong lúc ngồi, đa số có thói quen tựa về phía trước hoặc ngồi không thẳng lưng. Theo thời gian, thói quen này làm tăng áp lực lên các nhóm cơ, đĩa đệm ở cổ và lưng; gây ra các vi sang chấn trên cột sống, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa..
Giờ nghỉ trưa rất ít chỉ khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ; trong đó tính cả thời gian ăn trưa, chiếm hầu hết thời gian chưa kể đến một số người còn tranh thủ lướt web chứ không dùng thời gian nghỉ trưa để nghỉ ngơi đúng nghĩa. Chưa kể đến ở văn phòng điều kiện không cho phép có một chỗ nghỉ ngơi thỏa mái. Chủ yếu là dùng ghế kê lại để nghỉ tạm hoặc ngủ ngồi đi kèm với chiếc gối chữ U nhỏ không đủ điều kiện cho cột sống cổ nghỉ ngơi đúng tư thế.
Triệu chứng
Xuất hiện các cơn đau mỏi vùng cổ-gáy, cổ-vai, khó khăn khi xoay đầu và cổ. Các cơn đau có thể lan đến 1 hay 2 bên vai và tay; khiến người bệnh bị tê hoặc mất cảm giác ngón tay. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau nhức đầu ở vùng chẩm, hoặc xung quanh hốc mắt. Khi rễ thần kinh bị chèn ép càng nhiều, phần vai đến tay của người bệnh sẽ có cảm giác đau tê như “điện giật”, mất cảm giác, teo cơ, yếu liệt. Trong trường hợp tổn thương ở các đốt sống C1 – C2, C4; người bệnh còn bị thêm triệu chứng chóng mặt, nấc, ngáp, …
Cách điều trị
Cho đến nay những giải pháp điều trị thoái hóa xương khớp trong tây y, thì chỉ có thuốc làm giảm các cơn đau chứ không thể điều trị tận gốc bệnh. Ngoài ra thuốc giảm đau còn gây giòn xương. Vậy giải pháp cho người bị thoái hóa đốt sống cổ mà các chuyên gia xương khớp khuyên, đó là điều trị đông y gồm thuốc, châm cứu, điện châm và kết hợp một chế độ dinh dưỡng giàu canxi. Điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì điều trị trong 3 đến 6 tháng.
Đối với dân văn phòng đã có những dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ thì nên có những phút nghỉ ngơi thư giãn cơ thể với các bài tập tại chỗ nơi công sở. Thay bằng những phút lướt web thì hãy giành thời gian để tập những bài tập tốt cho vùng cổ. Kết hợp với chế độ ăn uống giàu canxi, tránh ăn những đồ ăn không có lợi cho xương khớp. Tránh ăn mặn, nước uống có ga… Nên ăn hải sản, xương hầm, rau củ xanh, hoa quả, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Cách phòng ngừa:
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh khá nguy hiểm; không chỉ hành hạ dân văn phòng bằng những cơn đau mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu. Thực hiện cho mình lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, tư thế ngồi làm việc đúng, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể:
Tư thế ngồi phải thẳng lưng, không ngửa đầu ra sau cũng không cúi sát gần màn hình vi tính; cánh tay đặt 2 bên, khuỷu tay tạo với cơ thể 1 góc 90 độ, cổ tay thẳng, 2 chân chạm sàn.
Ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Màn hình thẳng ngay trước mặt để có tầm nhìn thích hợp.
Không để màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
Thường xuyên massage cổ. Bạn có thể tự xoa bóp vai, cổ gáy trong vòng 2-3 phút mỗi / 1-2 h làm việc.
Hãy thường xuyên chuyển mình để tránh tình trạng vẹo cổ.
Hạn chế sử dụng thuốc lá. Nicotin có trong thuốc lá ức chế khả năng hấp thu dinh dưỡng của xương, khớp.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý.
Ngủ đủ giấc, nghỉ lưng vào buổi trưa cũng rất quan trọng.
2.4. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Nguyên nhân:
Ngồi sai tư thế làm việc: Là tình trạng chung của rất nhiều người làm văn phòng đều mắc phải. Thế nhưng chính vì điều đó sẽ dẫn tới tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống; đau lưng dưới, tiềm ẩn nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Ngồi nhiều, ít vận động: Do đặc thù công việc, vậy nên; những người làm văn phòng đều phải ngồi 1 chỗ 8 tiếng/ngày. Điều đó, làm cho cột sống phải chịu áp lực lớn; đĩa đệm giữa hai cột sống bị tăng áp lực, dễ bị thoát vị ra phía ngoài; chèn vào các rễ thần kinh tủy sống và gây đau đớn
Thói quen ngủ trưa trên ghế: Vì là không gian văn phòng, không được trang bị giường để nghỉ ngơi; nên nhân viên văn phòng thường ngủ trên ghế hay bàn làm việc. Tuy nhiên, việc ngồi ngủ trên ghế; gục mặt trên bàn lâu ngày có thể khiến hình dáng cột sống thay đổi; máu lưu thông không đều, dẫn đến nhiều hậu quả về xương khớp và sức khỏe
Triệu trứng:
Theo thống kê có hơn 70% dân số thế giới gặp chứng đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đau lưng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ; mà người bệnh có thể đau ít hoặc đau dữ dội, đau đột ngột hoặc âm ỉ, liên tục.
Sau đây là những triệu chứng cụ thể để nhận biết bệnh:
Xuất hiện các cơn đau khi cúi người, ho hoặc hắt hơi. Người bệnh khi ngồi, đứng hoặc nằm sấp quá lâu cũng gặp những cơn đau.
Bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; sẽ kèm theo những cơn đau nhức lưng hoặc đau dây thần kinh tọa.
Đau lan xuống khu vực mông và một trong hai mặt chân do đĩa đệm thoát vị ở cột sống thắt lưng chèn ép lên dây thần kinh. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể bị rối loạn đại tiện tiểu tiện, rối loạn cương dương (ở nam giới).
Đau giảm khi nghỉ ngơi, đau tăng khi vận động,; thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác tê nhức, bỏng rát như bị kim châm.
Cách khắc phục:
Điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay chủ yếu là nội khoa; như sử dụng thuốc giảm đau, chống co thắt cơ vân, chống viêm…. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ khám sẽ chỉ định thuốc; bạn không nên tự mua thuốc để điều trị, bởi hầu hết các loại thuốc trị bệnh này đều có tác dụng phụ; bất lợi cho một số trường hợp có kèm theo bệnh hen suyễn, dạ dày, tăng huyết áp…Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, dùng sóng radio cao tần, laser, bấm huyệt…Nếu bệnh nặng không thể điều trị nội khoa, bác sĩ có thể điều trị ngoại khoa nhưng hạn chế tùy theo sức khỏe bệnh nhân.
Nếu không được điều trị đúng, sớm thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Thường gặp nhất là hiện tượng chèn ép dây thần kinh tọa và rễ thần kinh, gây nên đau nhức; buốt vùng mông, lan dọc theo đùi xuống cẳng chân, ngón chân, mu bàn chân (đặc biệt là đau rát mu bàn chân bên có dây thần kinh tọa bị chèn ép). Hậu quả của biến chứng này nếu không can thiệp kịp thời là gây teo cơ; hạn chế vận động và đại tiểu tiện khó khăn (do rối loạn cơ tròn).
Thậm chí người bệnh có thể phải thụt tháo và thông tiểu. Nặng nề hơn, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây gây liệt, tàn phế; làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh cũng như gia đình, xã hội. Phát hiện sớm và điều trị bệnh rất quan trọng để phục hồi chức năng cột sống và vận động bình thường.
Cách phòng ngừa:
Cột sống đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người; là khung nâng đỡ vững chắc, giúp nâng đỡ cơ thể đứng thẳng; và linh hoạt trong quá trình vận động hằng ngày. Do vậy, hãy cố gắng thực hiện đúng tư thế khuyến cáo khi làm việc văn phòng mỗi ngày để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Đứng đúng cách
Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót.
Lựa chọn tư thế ngồi đúng
Điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp với tầm mắt và bàn làm việc
Khi ngồi nên giữ thẳng lưng, để chân 1 góc 90 độ, không được nhón chân hay giữ thẳng chân quá lâu, điều đó không tốt với cột sống.
Ghế ngồi nên có phần tựa lưng, nếu như mỏi có thể để 1 chiếc gối nhỏ mềm ở phần hõm lưng rồi tự nhẹ vào
Điều chỉnh khoảng cách từ mắt tới màn hình máy tính, tránh trường hợp mắt quá gần hoặc xa quá với màn hình máy tính
Tạo ra một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt cần bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp. Như:
Sữa và các chế phẩm từ sữa giàu vitamin D, đạm, chất béo có lợi…
Thực phẩm giàu canxi: Các loại cá nhỏ (có thể ăn xương được), cá biển, sườn sụn…
Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Những loại rau có màu xanh thẫm như rau cải, súp lơ xanh, rau bina,…cùng với các loại trái cây nhiều viatamin C như trái cây họ cam, cà chua…
Thực phẩm giàu omega3: Cá thu, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt,…
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, bạn cũng cần loại bỏ các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Đồ ăn sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
Tăng cường rèn luyện sức khỏe
Đối với dân văn phòng, hãy tranh thủ thời gian trước hoặc sau giờ làm để luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe.
Có thể tham gia các lớp yoga, bơi lội, hoặc gym hàng tuần; không những giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng đầu óc mà còn góp phần củng cố hệ cơ, xương khớp, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, trong thời gian làm việc; không nên ngồi liên tục 8h mỗi ngày mà hãy biết cách tạo ra các khoảng thời gian thư giãn; vận động tại chỗ hoặc trong văn phòng khoảng 5 – 10 phút sau mỗi 45 phút đến 1 giờ ngồi làm việc liên tục.
Việc vận động thư giãn giữa giờ sẽ giúp bạn bớt căng thẳng; mệt mỏi và giảm áp lực đáng kể đang đè nặng lên cột sống.
Nghỉ ngơi hợp lý: Đi ngủ trước 23h, nằm nghỉ khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nhức ở vùng thắt lưng.
2.4. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Nguyên nhân
Ngồi lâu một chỗ (8 – 10 giờ/ngày) và giữ yên tư thế trong một thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên các nhóm cơ và đĩa đệm; lâu ngày đĩa đệm ở vùng cổ lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Thói quen cúi đầu về phía trước, kẹp điện thoại giữa tai và vai; nghiêng đầu một bên để nghe điện thoại hoặc bố trí bàn ghế không thích hợp nên cổ lúc nào cũng phải cúi xuống. Việc lặp lại những tư thế sai như vậy sẽ khiến cột sống cổ và các cơ bắp xung quanh vùng cổ phải chịu áp lực lớn, gây ra triệu chứng căng cứng và đau nhức
Ít vận động và luyện tập thể dục, do đó cột sống nhanh bị thoái hóa, tăng nguy cơ xảy ra thoát vị đĩa đệm
Triệu trứng
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gặp cơn đau nhức âm ỉ ở vùng cổ và vai gáy, hạn chế vận động (gập duỗi và xoay cổ khó khăn), cơn đau tăng khi vận động mạnh, đau cứng cổ khi ngủ dậy. Khi khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh nhiều, cơn đau dần lan xuống cánh tay, đồng thời có cảm giác tê buốt, khó cử động. Khả năng vận động của cơ thể càng bị hạn chế chứng tỏ mức độ chèn ép thần kinh càng nặng. Trong suốt thời gian mắc bệnh, người bệnh còn có các dấu hiệu đi kèm khác như: ăn uống không ngon, mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng lo:
Thiếu máu nuôi dưỡng não: Khối thoát vị có thể chèn ép cả rễ thần kinh và các mạch máu ở vùng cổ, làm giảm lưu lượng máu từ tim đến não, khiến người bệnh thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Hội chứng giao cảm cổ sau: Một số bệnh nhân gặp chứng đau đầu, rối loạn chức năng nghe và nói, rối loạn thăng bằng, không thể tự đi một mình.
Liệt tay: Đây là biến chứng nặng nề nhất, cánh tay bị tê liệt, làm mất khả năng vận động nửa người, nguy cơ tàn phế rất cao.
Cách chữa trị
Bằng thuốc tân dược
Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được nhiều người áp dụng. Vốn dĩ đây là cách chữa bệnh nhanh nhất và cho tác dụng tức thì. Chính vì vậy, hầu hết người bệnh đều ưa chuộng cách chữa trị này. Với những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ ở giai đoạn nhẹ, bệnh vừa mới hình thành, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau thông thường, kết hợp với thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống co cứng cơ.
Riêng trường hợp bệnh nặng, người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng bằng thuốc hydrocortancyl 3-5ml. Bệnh nhân sẽ được tiêm theo đường liên gai cột sống. Ưu điểm: Tiện lợi, tác dụng nhanh, khiến bệnh giảm nhanh chóng; Thường được sử dụng để chữa những cơn đau cấp tính do bệnh gây ra. Tuy nhiên, có nhược điểm: Thuốc Tây có chứa chất corticoid, gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe như viêm loét dạ dày, suy thận, phù nề, tăng huyết áp, loãng xương,…Sử dụng thuốc Tây trong khoảng thời gian dài rất dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn.
Như vậy, việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có tác dụng nhanh chóng nhưng chính nó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bệnh nhân cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bằng các bài thuốc đông y
So với thuốc Tây y, thuốc Đông y an toàn cho sức khỏe của người bệnh hơn. Được chiết xuất từ các loại thảo dược từ tự nhiên, các loại thuốc Đông y có thể giảm được các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm cổ gây ra. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc như thuốc sắc uống, thuốc xoa bóp, thuốc đắp,… Những loại thuốc này có tác dụng thẩm thấu sâu vào vùng bị thoát vị đĩa đệm cùng các đốt sống bị tổn thương. Từ đó, thuốc Đông y có khả năng giúp mạnh gân cốt, tăng cường dưỡng chất phục hồi các tế bào xương, làm lành đĩa đệm hiệu quả.
Mặc dù thuốc Đông y có thể cải thiện được tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhưng thuốc có tác dụng chậm, không phải bệnh nhân nào cũng có đủ kiên nhẫn để thực hiện phương pháp này.
Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng: Giúp giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.
Sóng ngắn: Có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau nhanh chóng.
Lasre: Giúp làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức.
Hiện tại, những phương pháp này được người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được áp dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải biết, vật lý trị liệu chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm.
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng PP Chiropactic
Rất nhiều bệnh nhân chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhưng rất sợ sử dụng thuốc Tây vì chúng luôn tiềm ẩn tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, phương pháp tiên tiến nhất chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được nhiều người áp dụng là PP Chiropactic. Đây là phương pháp tiên tiến được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng và được khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ quan tâm. Với nhiều ưu điểm vượt trội, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng đau nhức đốt sống cổ mà không phải tốn bất cứ viên thuốc nào.
Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Xoay cổ: Giúp cho vùng cổ vận động linh hoạt hơn, Lượng máu lưu thông tốt hơn, giảm được tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng cổ; Người bệnh giảm nhanh được triệu chứng nhức mỏi ở cổ; Vùng cổ thoải mái, dễ chịu hơn.
Cách thực hiện như sau: Đầu tiên, người bệnh tiến hành ngồi hoặc đứng thẳng lưng. Mắt hướng lên trần nhà và sau đó từ từ cúi đầu xuống sàn nhà với nhịp điệu chậm. Tiếp theo, nghiêng cổ dần dần từ trái qua phải và ngược lại. Nghiêng sao cho tai chạm vào vai càng tốt, nhưng không dịch chuyển vai. Xoay cổ sang một bên, cằm thẳng với vai.
Với mỗi bước trên, bạn tiến hành lặp lại động tác khoảng 5 lần. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập này bất cứ lúc nào. Nhất là những nhân viên văn phòng để giúp vùng cổ cảm thấy thoải mái và giảm được các triệu chứng khó chịu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Cân bằng (Cúi, ngửa đầu)
Cho phép các cơ phát triển mà không thực sự di chuyển cổ; Hạn chế áp lực lên đĩa đệm, giúp tránh chấn thương ở vùng cổ.
Cách thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn luồn hai tay ra phía sau và ôm lấy đầu. Sau đó, bạn dùng tay đẩy đầu về phía trước và giữ cổ cố định nguyên vị trí trong 10 giây; Tiếp đến, bạn dùng hai bàn tay đặt lên trán, hơi nghiêng đầu về phía trước và dùng lực 2 tay đẩy đầu về phía sau trong 10 giây; Đặt bàn tay phải lên vị trí thái dương, dùng tay còn lại giữ chắc tay kia. Đầu nghiêng về vai phải trong khi vẫn ở vị trí trung lập bằng cách tay đẩy sang trái trong 10 giây.
Kéo, đẩy cổ
Tạo độ linh hoạt cho vùng cổ; Giúp cổ vận động dễ dàng hơn.
Cách thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn dùng một chiếc khăn đặt lên sàn và kê phần cổ lên chiếc khăn, đầu chạm sàn; Từ từ đẩy cằm về phía trước và giữ yên trong 6 giây rồi từ từ hạ xuống; Sau đó, bạn thư giãn trong 10 giây rồi làm lại động tác này 10 lần.
Cằm chạm vai
Tạo độ căng cho cổ, giúp các cơ ở cổ được kéo giãn nhẹ nhàng; Giúp cổ dễ dàng thích nghi với các hoạt động hơn.
Cách thực hiện như sau: Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, thẳng lưng. Đồng thời phần đầu, vai giữ thoải mái; Bệnh nhân bắt đầu quay đầu sang bên phải, cố gắng đưa đầu kéo xuống chạm vào vai bên phải. Người bệnh thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng và từ từ để tránh gây tổn thương. Đặc biệt, bệnh nhân không được xoay cằm đột ngột, kéo cằm dài ra bờ vai theo khả năng; Hãy giữ nguyên tư thế này trong vòng 20 giây và đưa cằm trở lại vị trí ban đầu; Bạn có thể thực hiện ngược lại với động tác bên trái; Duy trì động tác này khoảng 3 – 4 lần/ngày hoặc bất cứ lúc nào bạn cảm thấy cứng cổ hoặc đau cổ.
Tập với bóng
Hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức ở vùng cổ; Giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và tạo sự linh hoạt cho vùng cổ.
Cách thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn đứng dạng hai chân trên sàn nhà, đồng thời dùng hai tay nâng bóng ở trước mặt; Sau đó, bạn hãy dần dần đưa bóng lên trên cao, giữ thăng bằng trong vòng 2 phút; Tiếp đến, bạn nghiêng bóng sang bên trái 2 phút và tiến hành nghiêng qua bên phải 2 phút; Cuối cùng, bạn lại đưa bóng về phía giữa; Thực hiện động tác này khoảng 6 lần mỗi ngày để khắc phục tình trạng đau nhức vùng cổ do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Vận động thường xuyên bằng cách đứng lên đi lại nhẹ nhàng khỏi chỗ ngồi làm việc mỗi 30′ – 1h/lần.
Khi ngồi làm việc nên ngồi đúng tư thế thẳng lưng, giữ khoảng cách thích hợp với màn hình vi tính
Không ngủ gục trên bàn làm việc hoặc ngủ ngồi trên ghế
Hạn chế dùng điện thoại liên tục, vào giờ giải lao nên thực hiện các bài tập thư giãn cho mắt và tập khớp vai, gáy thích hợp
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp hàng ngày
Nên duy trì thói quen tập thể dục vào sáng sớm hoặc sau giờ làm
Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là một cách giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả.
3. Các địa chỉ khám chữa Cơ Xương Khớp uy tín tại Hà Nội
3.1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Địa chỉ: Số 16-18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Khám Xương khớp: từ Thứ 2 – Thứ 6 (cuối tuần chỉ khám cấp cứu)
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện tuyến Trung ương nổi tiếng; hầu như ai cũng đã từng nghe đến bệnh viện. Thế mạnh hàng đầu của Bệnh viện Việt Đức là Xương khớp; đặc biệt là các Chấn thương xương khớp (chấn thương do tai nạn, chấn thương thể thao…).
Kinh nghiệm đi khám: rất đông, đặc biệt là khi đi chụp chiếu (chụp Xquang, cộng hưởng từ MRI, siêu âm…). Nếu đi vào buổi chiều và các ngày cuối tuần thì sẽ đỡ hơn. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thì nên Đặt lịch trước; nhưng chỉ đặt lịch cho Khoa khám theo yêu cầu C4. Không phải xếp hàng chờ khám, không mất thời gian chờ đến lượt khám; được chọn bác sĩ (có thể chọn Trưởng khoa, Phó khoa, Phó Giáo sư…). Khi đi khám, bạn lưu ý là đi cổng số 1 của bệnh viện, ở số 16 – 18 Phủ Doãn; nhiều người thường nhầm đến cổng ở 40 Tràng Thi; nhưng bệnh nhân không đi qua cổng đó mà đi qua cổng Phủ Doãn.
3.2. Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Khám Cơ xương khớp: từ Thứ 2 – Thứ 7 (chỉ khám các buổi sáng)
Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (còn gọi là Phòng khám số 1); là một địa chỉ khám bệnh Cơ Xương Khớp nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ là chuyên gia, giảng viên của trường Đại học Y Hà Nội.
Đội ngũ bác sĩ Cơ xương khớp là các chuyên gia đến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức… Trong đó có những bác sĩ Cơ xương khớp nổi tiếng. Trung tâm khám cả Nội Cơ xương khớp và Ngoại Xương khớp (chấn thương chỉnh hình); nhưng mạnh hơn về Nội Cơ xương khớp.
Kinh nghiệm đi khám: Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng là một địa chỉ khám chữa bệnh rất uy tín tại Hà Nội. Nhưng lại chưa có nhiều người biết đến Trung tâm này, một phần vì vẫn còn khá mới mẻ. Bạn nên Đặt lịch trước để chọn bác sĩ và khung giờ khám phù hợp. Gọi qua số tổng đài 19006422, việc gọi điện thoại vẫn chưa thuận tiện; có thể phải gọi nhiều cuộc mới có nhân viên nghe máy.
3.3. Bệnh viện Đa khoa Đông Đô
Địa chỉ: Số 5 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Khám Cơ xương khớp: Thứ 2, Thứ 4, Chủ nhật (khám buổi sáng)
Bệnh viện Đông Đô là bệnh viện đa khoa tư nhân uy tín tại Hà Nội; bệnh viện đã hoạt động nhiều năm và được nhiều người biết đến. Bệnh viện Đông Đô thường được nói đến là cơ sở y tế có các bác sĩ giỏi; uy tín, từng làm việc tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E…
Trong các bệnh lý xương khớp thì bệnh viện có thế mạnh về khám và điều trị Viêm khớp; thoái hóa, bệnh Loãng xương, với thiết bị đo loãng xương toàn thân dùng tia X năng lượng kép (DEXA) – được công nhận là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ loãng xương hiện nay.
Kinh nghiệm đi khám
Thường những bác sĩ giỏi được mời về bệnh viện tư nhân làm việc sẽ không khám cả tuần, mà chỉ khám một số ngày trong tuần.
Mọi người nên liên hệ trước hoặc Đặt lịch khám để chủ động kế hoạch đi khám của mình. Hiện tại bệnh viện chưa có thiết bị cao cấp để hỗ trợ chẩn đoán xương khớp; trong trường hợp cần chụp cộng hưởng từ MRI; cắt lớp vi tính CT-scan, người bệnh sẽ được hướng dẫn đến cơ sở y tế gần nhất để chụp chiếu.
PGS Vũ Thị Thanh Thủy khám Cơ xương khớp rất tốt; cô có kinh nghiệm hơn 30 năm khám chữa bệnh và cũng giảng dạy; nghiên cứu rất nhiều về các bệnh Cơ xương khớp. PGS Vũ Thị Thanh Thủy thăm khám cẩn thận, tư vấn kỹ nên được nhiều bệnh nhân đánh giá cao.
3.4. Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Khám Cơ xương khớp: khám cả tuần, Phòng khám tại Khoa Cơ xương khớp: Thứ 2 – Thứ 6; Khoa khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 7; Khoa khám theo yêu cầu: Thứ 2 – Thứ 6 và Chủ nhật
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cao nhất cả nước; có lịch sử hoạt động lâu năm và được bệnh nhân tin tưởng. Khoa Cơ xương khớp là một đơn vị đầu ngành Nội khoa về Cơ xương khớp của cả nước; là nòng cốt trong các hoạt động của Hội thấp khớp học Việt Nam, Hội loãng xương Hà Nội.
Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai có đầy đủ các khoa phòng phòng chức năng: Tiêm khớp; Siêu âm khớp,; Nội soi khớp; Tư vấn chuyên khoa; Cấp cứu; Tập vận động; Phòng điều trị ban ngày.
Kinh nghiệm đi khám:
Ưu điểm khi đi khám Cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai là có thể khám cả cuối tuần, rất thuận tiện. Tuy nhiên, lại thường xảy ra tình trạng đông đúc; phải chờ đợi xếp hàng lâu cũng như bệnh nhân chưa được lựa chọn bác sĩ trực tiếp khám, điều trị cho mình.
Có thể chọn một trong những cách khám sau: Khám tại Phòng khám của Khoa Cơ Xương Khớp – Tầng 2 Tòa nhà Việt Nhật (nhà P).
Người bệnh nên đi khám tại Phòng khám này, sẽ đỡ đông và thủ tục đơn giản hơn; Khám tại Khoa Khám bệnh; Tòa nhà 4 tầng bên tay phải cổng vào: Khoa này rất đông bệnh nhân, phải chờ đợi lâu.
Khám tại Khoa Khám theo yêu cầu; Tòa nhà 2 tầng bên tay phải cổng vào: Khoa đỡ đông hơn Khoa khám bệnh nhưng vẫn phải chờ đợi. Khám tại Khoa khám bệnh thường rất đông; Khoa khám theo yêu cầu đỡ đông hơn một chút nhưng có chi phí cao hơn. Nói chung, khám Cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai là lựa chọn tốt; nhưng sẽ mất nhiều thời gian chờ khám.
3.5. Bệnh viện E Đa khoa Trung ương
Địa chỉ: Khối nhà I (4 tầng) – Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Khám Cơ xương khớp: từ Thứ 2 – Thứ 6
Bệnh viện E là bệnh viện tuyến Trung ương, có uy tín trong lĩnh vực khám chữa bệnh Cơ xương khớp tại Hà Nội. Trung tâm Cơ xương khớp – Bệnh viện E bao gồm 3 khoa để phục vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân hiệu quả nhất: Khoa Cơ xương khớp; Khoa chấn thương chỉnh hình và Khoa phục hồi chức năng.
Kinh nghiệm đi khám: Phòng khám Cơ xương khớp nằm ở nhà I1, tầng 2. Phòng khám làm việc từ Thứ 2 – Thứ 6. Mọi người có thể Đặt lịch trước (024.3754.3831),hoặc gửi câu hỏi tới Bác sĩ tư vấn trên website của Bệnh viện (phần tư vấn online mới đang chạy thử nghiệm). Gần đây, Bệnh viện E mới có website nhưng vẫn chưa có nhiều thông tin; còn trước đó tìm thông tin Bệnh viện E trên internet rất khó khăn.
3.6. Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
Địa chỉ: Số 217 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Khám Cơ xương khớp: Thứ 2 – Chủ Nhật (và tùy theo khung giờ khám của bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp)
Bệnh viện Hồng Phát (bệnh viện Trí Đức cũ) là một bệnh viện đa khoa tư nhân. Ưu điểm của Bệnh viện Hồng Phát là mời được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về thăm khám. Có lịch khám của GS Trần Ngọc Ân và TS Trần Thị Tô Châu – đây là những bác sĩ giỏi và nổi tiếng về Cơ Xương Khớp. Hệ thống trang thiết bị tại Bệnh viện Hồng Phát được cập nhật và cải thiện liên tục; đảm bảo chất lượng thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Một số trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân đau đầu như: CT-Scan, siêu âm doppler mạch máu, máy chụp X quang, điện não đồ…
Kinh nghiệm đi khám: Người bệnh có thể đăng ký khám Cơ xương khớp – Bệnh viện Hồng Phát bằng cách Đặt lịch trước qua BookingCare: BookingCare sẽ cung cấp lịch khám, giờ khám của bác sĩ và giúp bệnh nhân có tên trong danh sách được khám với bác sĩ. Tuy nhiên, việc đặt lịch chỉ chắc chắn bệnh nhân được khám, chứ chưa chia giờ khám chính xác được.
3.7. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
Địa chỉ: 458 Minh Khai, KĐT Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Khám Cơ xương khớp: Thứ 2 – Thứ 7 (và tùy theo lịch bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp)
Khoa Cơ xương khớp được trang bị hệ thống trang thiết bị chẩn đoán đầy đủ, hiện đại, đồng bộ bậc nhất tại Việt Nam như: Máy đo mật độ xương; X.Quang kỹ thuật số; Máy cắt lớp; Máy chụp cổng hưởng từ (1.5 & 3.0Tesla); mời được đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành, nổi tiếng về thăm khám
Kinh nghiệm đi khám: Ưu điểm ở Vinmec là người bệnh không mất thời gian chờ đợi như các cơ sở y tế khác. Tuy nhiên, Vinmec là bệnh viện quốc tế nên chi phí dịch vụ cao hơn so với mặt bằng chung. Vì vậy, mọi người nên cân nhắc để phù hợp với điều kiện chi trả.
4. Các địa chỉ khám chữa Cơ Xương Khớp uy tín tại TP.Hồ Chí Minh
4.1. Bệnh viện Nhân dân 115
Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM
Thời gian làm việc: Sáng từ 7h00 – 12h00 (Nhận bệnh từ 6h45 – 11h00 ); Chiều từ 13h00 – 16h00 (Nhận bệnh từ 13h00 – 15h30)
Bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện đa khoa hạng 1, bệnh viện ngày càng được đầu tư, nâng cấp, là nơi được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn khi đi khám. Chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115 khám và điều trị các bệnh về hệ cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp; thoái hóa khớp, gút, loãng xương, và các bệnh tự miễn như lupus và xơ cứng bì…
Trang thiết bị kỹ thuật: Máy đo mật độ xương DSA; Kính hiển vi soi dịch khớp; MRI (cộng hưởng từ)
Điện cơ (EGM); CT Scann 64 lát cắt kỹ thuật số; X-Quang kỹ thuật số…
4.2. Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt của cả nước (cả nước có 5 bệnh viện hạng đặc biệt gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy). Có thể nói, ở khu vực các tỉnh phía Nam thì Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những cái tên được nhiều người biết đến nhất. Cơ xương khớp là một trong những thế mạnh của bệnh viện; Bệnh viện chia thành Nội Cơ xương khớp và Chấn thương chỉnh hình.
Người bệnh có thể chọn khám BHYT, khám không BHYT hoặc khám chuyên gia. Khám chuyên gia có thể hiểu là một hình thức khám theo yêu cầu, người bệnh được khám với các bác sĩ giỏi, chuyên gia, Trưởng khoa, Phó khoa về Cơ xương khớp. Chi phí sẽ cao hơn khám thông thường và không áp dụng BHYT. Nếu bạn muốn khám Cơ xương khớp với chuyên gia thì có thể đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào thứ 3 và thứ 6.
4.3. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM
Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM
Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP HCM
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM là bệnh viện (bệnh viện đại học) tuyến Trung ương; một trong những bệnh viện hàng đầu tại khu vực phía Nam, được nhiều bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao. Bệnh viện có thế mạnh về Cơ xương khớp, đặc biệt là Nội Cơ xương khớp.
4.4. Phòng khám Vietlife MRI – Sư Vạn Hạnh
Địa chỉ: Số 583 Sư Vạn Hạnh, phường 13, quận 10, TP HCM
Phòng khám đa khoa Vietlife tập trung đầu tư phát triển thế mạnh về các bệnh lý Cơ xương khớp và Cột sống. Có thể nói, đây là một trong những cơ sở y tế ngoài công lập uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh về Cơ xương khớp. Đúng như tên gọi của phòng khám, phòng khám cung cấp dịch vụ chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao; và có thế mạnh về khám và điều trị các bệnh lý về thần kinh – cột sống – cơ xương khớp.
4.5. Phòng mạch Xương Khớp Việt – Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh
Địa chỉ: Số 24/2 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP HCM
Thời gian làm việc: Từ 17h – 20h (thứ 2 – thứ 6); Thứ 7 làm việc từ (8h – 10h)
Đây là một phòng khám chuyên khoa, chuyên về bệnh lý và các vấn đề Xương khớp. Nhiều bệnh nhân tại TP HCM tìm hiểu và muốn được thăm khám tại phòng khám này chính bởi tên tuổi của bác sĩ Tăng Hà Nam Anh. Phòng mạch Xương khớp Việt gồm 3 phòng khám chính, phòng vật lý trị liệu và phòng khám dinh dưỡng ;và nhiều thiết bị tiên tiến như máy đánh shockwave, máy chiếu lazer năng lượng cao, nhà thuốc…
Chuyên khoa Cơ xương khớp là một trong những chuyên khoa thế mạnh của Phòng khám Exson; thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý Cơ xương khớp thường gặp.
TKT Maids dịch vụ vệ sinh văn phòng hàng đầu tại TPHCM mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu về một dịch vụ vệ sinh văn phòng tốt, hãy tham khảo thêm ở bên dưới.