Hướng dẫn cách sử dụng lò vi sóng dành cho người giúp việc; nhân viên tạp vụ bếp; nhân viên vệ sinh công nghiệp. Phân biệt và sử dụng lò vi sóng đúng cách. Sử dụng lò vi sóng không đúng cách sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Chẳng hạn nấu chín thực phẩm không đồng đều, bị bỏng do hơi nước thoát ra từ lò; bức xạ bị rò rỉ do hư hỏng lò nướng… Nếu gia đình đã và đang có ý định sử dụng lò vi sóng thì đưng nên bỏ lỡ bài viết sau đây của TKT Maids. Biết đâu sẽ đem lại lợi ích cho bạn và người thân xung quanh!
1. Phân loại và nhận biết lò vi sóng
Trước tiên để trả lời cầu hỏi sử dụng lò vi sóng đúng cách như thế nào? Thì bạn cần tìm hiểu rõ phân loại của những dạng lò vi sóng để có thể tìm được phương pháp sử dụng lò vi sóng hợp lý.
Lò vi sóng là một vật dụng đang ngày càng phổ biến không chỉ ở gia đình, mà còn ở các công ty, văn phòng, tòa nhà. Lò vi sóng giúp ích nhiều cho cuộc sống hiện đại. Khi mà thời gian dành cho ăn uống, chuẩn bị bữa ăn, hâm nóng thức ăn, nhất là bữa ăn trưa ngày càng ít đi. Các loại thực phẩm hiện đại; ăn sẵn thường sử dụng lò vi sóng để nấu chín; làm nóng trước khi sử dụng.
Về nguyên lý hoạt động, lò vi sóng cơ hay điện tử đều như nhau. Cả hai dạng lò đều sử dụng sóng cao tần để làm nóng thức ăn từ bên trong. Các tia nhiệt sẽ “bắn phá” tới từng phần tử hữu cơ của thức ăn làm chúng nóng đều. Giữ nhiệt lâu hơn cách nấu ăn truyền thống. Nhiệt năng sẽ được cung cấp từ ngoài vào trong.
Chức năng của lò vi sóng: hâm nóng, nấu, giã đông, một số loại có thêm chức năng nướng.
Trên thị trường, lò vi sóng khá đa dạng và phong phú về chủng loại; nhà sản xuất song nguyên lý hoạt động không có đổi mới so với những ngày đầu có mặt. Chủ yếu, lò vi sóng được phân ra làm 3 loại theo cơ chế điều khiển:
Dạng cơ vật lý (nút xoay)
Dạng điện tử (nút nhấn chìm với màn hình LED hiển thị thông số)
Bán điện tử
Trong mỗi dạng này lại được chia thành lò vi sóng đơn thuần và lò vi sóng kết hợp lò nướng.
1.1. Lò vi sóng dạng cơ
Thường chỉ có các chức năng đơn thuần là hâm, nấu, rã đông và điều khiển dạng cơ. Dòng lò vi sóng cơ sẽ ít tùy chọn hơn lò vi sóng điện tử. Chỉ có thể chọn thời gian và công suất hoạt động song mọi thao tác đều đơn giản và dễ sử dụng hơn. Đặc biệt thích hợp cho những gia đình có người lớn tuổi và nhu cầu làm nóng thức ăn đơn thuần. Hơn nữa, theo chuyên gia điện máy thì lò vi sóng cơ hoạt động bền hơn so với lò vi sóng điện tử. Đối với gia đình dung tích lò trung bình từ 20 – 22 lít.
1.2. Lò vi sóng điện tử
Lò vi sóng điện tử thường có mặt đồng hồ hiển thị số và tự động điều khiển các chương trình nấu. Lò vi sóng điện tử sử dụng phức tạp và khó hơn lò vi sóng cơ nhưng có nhiều tính năng hơn.
1.3. Lò vi sóng kết hợp lò nướng
Có loại nướng đối lưu giúp việc nướng được đều.
Convention Oven : Đây là loại lò phổ biến nhất với dung tích trong khoảng 20-40l. Lò này thường có 2 nguồn nhiệt trên dưới. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ, thời gian, lựa chọn nguồn nhiệt.
Convection Oven: Loại lò này không có nhiều khác biệt so với lò Convention; tuy nhiên trong lò có thêm quạt để giúp khí nóng trong lò lưu thông. Khi đó, nhiệt trong lò sẽ đều hơn, thời gian nướng cũng sẽ ngắn hơn. Giá của loại lò này cao hơn lò Convention một chút.
1.4. Lò vi sóng dòng hơi nước siêu nhiệt
Hiện nay còn có thêm lò vi sóng kết hợp với hơi nước siêu nhiệt giúp duy trì dưỡng chất, loại bỏ mỡ thừa và muối; mang lại những món ăn ngon và có lợi cho sức khỏe do hoạt động trong môi trường oxy thấp giúp duy trì những dưỡng chất kị oxy như Vitamin C và Polyphenols trong thực phẩm.
2. Hướng dẫn sử dụng lò vi sóng
2.1. Lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn
2.1.1. Trước khi lò vi sóng vận hành cần phải có thức ăn bên trong
Tuyệt đối không sử dụng đồ dùng bằng kim loại để đựng thức ăn khi cho vào quay trong lò vi sóng. Những vật bằng kim loại này trong nhiều trường hợp có thể tạo ra nguy cơ phóng điện từ nguồn và gây nổ. Nên dùng các vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ, nhựa… vừa an toàn, vừa giúp thức ăn mau được đun nóng hơn vì sóng vi ba có thể đi qua những chất liệu này để làm nóng thực phẩm dễ dàng. Tốt nhất là thủy tinh chịu nhiệt. Gốm sứ hay nhựa phải là loại chuyên dụng; vì các loại khác thường chứa hàm lượng chì cao, rất có hại cho sức khỏe.
Tránh không chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn; hoặc lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những điều này dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục bên trong ngăn chứa và gây nổ. Giải pháp là nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng; chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn cho vào.
2.1.2. Lưu ý khi xảy ra cháy lò
Nếu không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
Đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang; do đó phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn khỏi lò.
Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mồi hàn hoặc phích cắm. Lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề; cần đến gặp nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa có tay nghề.
Nguy cơ nhất là những máy sử dụng lâu rất dễ bị hở, cong, vênh, các bức xạ vi sóng sẽ phát ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Bản chất của việc này dựa trên những tác động của bức xạ điện từ như suy yếu màng tế bào; tác động đến hệ miễn dịch, làm đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng lâu dài đưa đến những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tăng nguy cơ đau ruột thừa… Hiện nay thiết kế của các lò vi sóng cho phép máy không hoạt động khi cửa không được đóng kín, hoặc bị hở, do đó không nên tự ý thay đổi kết cấu của lò vi sóng.
2.1.3. Không để các đồ nhựa, vải vào trong lò vi sóng
Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn… vì có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn.
Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
Lò vi ba có công suất khá lớn nên để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng; không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn ủi… Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò, tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò.
Không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Vị trí đặt tốt nhất là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4m. Ngoài ra, giữ lò vi sóng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, có thể khử mùi cho lò vi sóng bằng cách cho một cốc nước có vỏ chanh hoặc cam vào sâu khoang lò trong 5 phút. Lau sạch lại và làm khô với vải mềm.
2.2. Lưu ý khi vận hành lò vi sóng để nấu ăn
Nhiều người tin rằng lò vi sóng nấu chín thức ăn từ bên trong ra bên ngoài; tuy nhiên lò chỉ thực sự tác động trên các lớp bên ngoài thực phẩm, sưởi ấm thực phẩm qua các phân tử nước bên ngoài. Phần bên trong của thực phẩm được làm nóng nhờ sự chuyển nhiệt từ bên ngoài vào bên trong. Điều này giải thích tại sao lò vi sóng có thể nấu chín một khổ thịt quá dày. Để thức ăn chín đều và ngon thì nên thái thành thớ nhỏ.
Nên sử dụng đĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông vì những đĩa này dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc.
Sắp xếp đồ ăn cẩn thận, phần dày nên đặt ra phía ngoài rìa của đĩa nấu.
Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động. Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.
Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không nên đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
Các loại dầu như dầu ôliu không thể làm nóng trong lò vi sóng vì các phân tử của nó thiếu sự phân cực trong nước. Đây là lý do vì sao mà bơ đông lạnh thường khó được rã đông trong lò vi sóng.
Xem xét thời gian nấu, nên đặt ở thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nấu cần. Việc nấu quá lửa dễ gây cháy hoặc nóng chảy.
2.3. Các bước vận hành lò vi sóng
Đặt giờ cho lò vi sóng:
Khi Lò vi sóng bắt đầu hoạt động. Ví dụ đặt 12h 12p
Ấn vào phím ‘Clock’: đèn báo giờ hẹn sáng
Ấn ’10Min’ một lần và ‘1Min’ hai lần để điều chỉnh giờ
Ấn ‘Clock’ đèn phút hiện sáng
Ấn ‘10Min’ một lần và ‘1Min’ hai lần để điều chỉnh phút
Ấn ‘Clock’ đã hoàn tất chương trình hẹn giờ
2.3.1. Cài đặt chức năng: Nấu/nướng/hầm/hấp/hâm
Lựa chọn công suất khác nhau và đặt thời gian như bạn mong muốn
Thời gian nấu/nướng/hầm /hấp/hâm tối đa là 99 phút và 90 dây
Giữ nút ‘Power level’ lựa chọn mức công suất khác nhau như đề cập dưới đây
Một lần: Hâm thức ăn, đun nước, nấu rau và gà
Hai lần: Nấu cơm, cá và đồ biển, bánh qui, thịt
Ba lần: Làm nóng sữa, bánh, hâm thức ăn
Bốn lần: Làm tan đông, lạnh
Năm lần: Giữ nhiệt độ, làm cho mềm kem
2.3.2. Nấu ăn nhanh, hâm thức ăn để sử dụng ngay
Khi Lò vi sóng đang trong chế độ chờ, ấn trực tiếp ‘10Min’ , ‘1Min’và ‘10Sec’ để chọn thời gian nấu phù hợp và sau đó ấn ‘Start’ và Lò vi sóng ở trạng thái hoạt động 100% công suất
Automatic defrosting ( Chức năng rã đông )
Ấn ‘Deosting’ một và lần để lựa chọn mức làm tan
Tiếp theo nhấn ấn snút ‘Start’ để bắt đầu làm tan
Automatic menu cooking: Tự động hoạt động theo Menu
Tự động hoạt động theo Menu. ấn vào nút tương ứng để lựa chọn
Ấn ‘Start để bắt đầu hoạt động
Ghi chú : Tự động hoạt động theo Menu
Phím Grilling ( Nướng )
Ấn ‘Grill/Combination’ một lần . Bảng điện tử hiện ra G-1 chức năng nướng được lựa chọn
Đặt thời gian nướng: Ví dụ : Đặt 12 phút 50 giây : Thao tác như sau:
Ấn ‘10Min’ một lần, ‘1Min’ hai lần và ‘10Sec’ năm lần
Ấn Start để bắt đầu nướng
Pre-Set ( Cài đặt thời gian nấu )
Ví dụ : Đặt thời gian nấu là 12 giờ 12 phút
Ấn ‘Time’ phần giờ trên bảng hiện sáng: Ấn 10 ‘Min’ một lần và ‘1Min’ hai lần để điều chỉnh giờ; Ấn‘Time’ phần phút hiện sáng; Ấn‘10Min’ một lần và ‘1Min’ hai lần để điều chỉnh phút;
Ấn‘Start’ để bắt đầu quá trình
Stop/Clear ( Dừng/Làm lại )
Nếu lò vi sóng đang hoạt động, ấn ‘Stop/Clear’ để tạm dừng
Bấm ‘Start’ để bắt đầu vận hành ) ấn stop/clear hai lần để dừng hẳn hoạt động của lò
Khi lò đang ở chế độ nấu theo chương trình, ấn nút ‘Stop/Clear’ để huỷ chế độ chương trình đó
Mở cánh cửa lò vi sóng
Trong lúc lò vi sóng đang hoạt động, bạn có thể mở cánh cửa vào mọi lúc để kiểm tra thực phẩm đang được nấu
Khi cánh cửa được mở, lò vi sóng sẽ ngừng hoạt động và chế độ hoạt động được lưu lại.
Đóng cửa vào và ấn ‘Start’ . Lò vi sóng tiếp tục hoạt động như chương trình đã được lập từ trước .
Child – Lock Function ( Chức năng khóa trẻ em )
Khoá : ấn ‘start và ‘Stop/Clear sẽ suất hiện một tiếng Beep dài và máy đặt ở chế độ khoá.
Mở khoá : ấn ‘Start’ và ‘Stop/Clear’ và máy quay trở lại hoạt động bình thường.
Combination cooking ( Vi sóng + nướng )
Ấn ‘Grill/Combination’ hai hay ba lần sẽ hiện ra ‘C-1 hay ‘C-2’( Kết hợp nấu cách 1 hoặc cách 2 )
Đặt thời gian: Ví dụ : Đặt 12 phút 50 dây. Ấn ‘10Min’ một lần ‘ 1Min’ hai lần và ’10 Sec’ năm lần
Ấn ‘ Start để bắt đầu nấu
Với những hướng dẫn về cách sử dụng lò vi sóng trên đây. TKT Maids rất mong những người giúp việc gia đình, nhân viên tạp vụ văn phòng hàng ngày, nhân viên dịch vụ vệ sinh có được những kiến thức cơ bản. Sử dụng lò vi sóng đúng cách, đem lại hiểu quả công việc cao nhất.