Theo GS. BS Nguyễn Chấn Hùng, đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị; mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng (chế độ ăn uống) để nâng cao thể trạng. Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư; trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, trong các buổi khám bệnh, rất ít bệnh nhân đề cập đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư thế nào trong quá trình điều trị bệnh để không bị mất sức? Hãy cùng TKT Maids tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Ung thư là gì? Các loại ung thư thường gặp.
Bệnh Ung Thư là gì?
Theo Cancer Council, ung thư là một bệnh của các tế bào – đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để thay thế những tế bào đã chết; hàn gắn lại những khu vực bị tổn thương sau chấn thương. Quá trình này do gen kiểm soát và khi những gen bị đột biến sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của tế bào, gây bệnh ung thư. Sự tổn hại này thường xảy ra trong cuộc đời con người; mặc dù có một số nhỏ lại thừa hưởng những gen này từ cha mẹ họ. Bình thường thì các tế bào phát triển và nhân lên theo một trình tự. Tuy nhiên, những gen đã bị tổn hại có thể làm các tế bào phát triển không bình thường. Chúng có thể phát triển thành những khối gọi là u/bướu.
Những khối u được chia thành u lành tính (không phải ung thư) và u ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không xâm lấn vào các cơ quan và các mô xung quanh của cơ thể. Trong khi đó, u ác tính sẽ phát triển; nó có thể bị giới hạn trong 1 khu vực nhưng nếu những tế bào này không được xử lý hay điều trị; chúng có thể xâm lấn ra ngoài phạm vi ban đầu; và xâm lấn vào những mô xung quanh, trở thành ung thư xâm lấn.
Đôi khi các tế bào tách khỏi khối ung thư ban đầu; xuôi theo dòng bạch huyết hoặc theo mạch máu để tới những cơ quan khác trong cơ thể. Khi những tế bào này tới vùng mới; chúng có thể tiếp tục phát triển và tạo ra một khối u tại vùng đó. Trường hợp này gọi là ung thư thứ phát hay di căn.
Có nhiều loại ung thư, nhưng thường những loại ung thư thường gặp là ung thư tuyến tiền liệt; ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư máu.
Các phương pháp trị bệnh ung thư
Có 3 mục tiêu mà các bác sĩ điều trị sẽ nhắm đến:
Chữa khỏi: Nếu tình trạng bệnh cho phép; các bác sĩ sẽ loại bỏ tế bào ung thư để chữa lành bệnh.
Kiểm soát: Nếu không thể điều trị dứt điểm bệnh; thì ưu tiên tiếp theo của bác sĩ sẽ là kiểm soát cho bệnh không lan ra cũng như không phát triển thêm.
Giảm nhẹ: Trong trường hợp xấu nhất khi không thể chữa khỏi hoặc kiểm soát bệnh; các bác sĩ sẽ tập trung điều trị giảm nhẹ các triệu chứng; để giúp người bệnh đỡ đau và khó chịu. Thường gặp ở giai đoạn tiến triển.
Tùy vào loại và các giai đoạn khác nhau, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho bạn; thường sẽ có 3 phương pháp điều trị thường gặp là
Phẫu thuật: Có hai loại là phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng. Phẫu thuật triệt căn được lựa chọn ở giai đoạn sớm để loại bỏ khối u. Phẫu thuật giảm nhẹ là phương án khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối; tế bào ung thư đã di căn. Khi đó, người bệnh không còn khả năng phẫu thuật triệt căn; mà mục đích chính là giảm chèn ép các cơ quan xung quanh, giảm đau và tránh nhiễm trùng.
Xạ trị: Xạ trị là một trong những phương pháp để điều trị ung thư; bằng việc sử dụng các chùm tia có năng lượng cao tác động vào các khối u; giúp tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Có hai dạng điều trị tia xạ là tia xạ ngoài và tia xạ áp sát.
Tia xạ ngoài là nguồn phóng xạ nằm ngoài cơ thể từ các máy xạ trị cobalt, máy xạ gia tốc, …
Tia xạ áp sát là nguồn phóng xạ được đặt trong cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, xạ trị áp sát ít sử dụng đơn thuần ngoại trừ một số ung thư ở giai đoạn rất sớm; và thường được kết hợp với các phương pháp khác.
Hóa trị: Khi bước vào giai đoạn tiến triển hoặc với một số loại ung thư; phương pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật hoặc xạ trị không mang lại hiệu quả điều trị cao; khi đó bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc và hóa chất để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Tuy nhiên, do các hóa chất điều trị ung thư hầu hết là chất độc; nên các bác sĩ còn phải dựa vào thể trạng của bệnh nhân, giai đoạn bệnh, độ tuổi, … để đưa ra phác đồ phù hợp.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư như thế nào?
Thông thường, người bị bệnh ung thư sẽ sợ khi ăn uống đủ chất thì các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh. Tuy nhiên nếu bạn không ăn đủ chất thì các tế bào đó vẫn lấy các chất dinh dưỡng từ cơ thể của bạn; do đó việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng không chỉ giúp bạn có sức khỏe; để chống chọi với bệnh trong suốt quá trình điều trị; mà còn giúp bạn cung cấp đầy đủ các chất; hỗ trợ cho quá trình hồi phục của bạn.
Vài nguyên tắc về dinh dưỡng mà người bệnh và gia đình cần lưu ý là cung cấp đầy đủ năng lượng; chất đạm, các khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Nên chia thành nhiều bữa trong ngày; chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi lần để người bệnh dễ tiêu hóa. Thường xuyên thay đổi các món ăn để có đủ dưỡng chất cần thiết.
Về dinh dưỡng, bữa ăn của bệnh nhân ung thư cần đảm bảo các chất dưới đây:
Chất đạm: nguồn chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu, các loại hạt, … cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin; người bệnh cần phải cân đối giữa nguồn đạm từ động vật và thực vật.
Tinh bột: nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại củ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn; chất bảo quản và các phụ gia có hại,
Chất béo: trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng chất béo nhất định.
Rau quả: là nguồn cung cấp vitamin dồi dào và các chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón do dùng thuốc.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh nguy cơ mất nước; táo bón hoặc khô miệng do tác dụng phụ của thuốc như Morphine.
Hạn chế các thức ăn nặng mùi, khó tiêu, cay nóng; chứa nhiều dầu mỡ, các thức uống chứa caffein, cồn, …
Trong trường hợp ăn uống khó, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng dành cho bệnh nhân ung thư như sữa, yến, … để cung cấp thêm các khoáng chất và năng lượng cần thiết.
3. Người bệnh nhân ung thư cần lưu ý điều gì?
Ngoài cung cấp đủ chất cho cơ thể, các bệnh nhân ung thư nên tập vận động hoặc có thể xoa bóp các khu vực như chân; bụng để kích thích quá trình làm việc của hệ tiêu hóa; do việc nằm 1 chỗ trong thời gian dài có thể khiến bệnh nhân bị táo bón.
Ngoài ra, việc xoay trở cho người bệnh cũng nên được thực hiện để tránh các vết loét do tỳ đè lâu ngày gây nên.
Qua bài viết này, TKT Maids hy vọng người nhà và các bệnh nhân chú ý hơn; đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị; để tránh kiệt sức mà không theo được phác đồ điều trị của mình. Chúc các bạn luôn vững tinh thần và cố gắng chiến thắng được căn bệnh này!