Có thể bạn chưa biết nghề Housekeeping là gì? Công việc của họ ra sao? Các bộ phận phân chia công việc như thế nào.
Ngày xưa nghề housekeeping không được thịnh hành, một số cá nhân lại có suy nghĩ đơn thuần chỉ là vệ sinh dọn dẹp phù hợp cho những người không có công việc ổn định, không có bằng cấp, họ phải lao động bằng tay chân để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Thời gian sau này khách sạn được xem là nguồn thu khá lớn của cả nước về dịch vụ lưu trú của khách hàng . Và từ đó nghề Housekeeping được phát triển hơn.
Đến khách sạn, việc đầu tiên mà khách hàng muốn được đáp ứng là không gian đẹp, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi, đội ngũ lễ tân tiếp đón thân thiện,…. Bên cạnh đó quan trọng nhất vẫn là giấc ngủ của họ, ví khách sạn như ngôi nhà thứ hai của mình, ở đó họ có thể vui chơi giải trí, sinh hoạt với mọi người, phòng ngủ là nơi để họ nghỉ ngơi sau thời gian làm việc vất vả thì người nhân viên housekeeping là một nghệ sĩ tạo ra tác phẩm đó.
Trên thế giới nghành khách sạn đã xuất hiện từ thế kỷ XVI TCN khi nghành du lịch, dịch vụ lưu trú – vui chơi của con người đặc biệt là giới thương nhân ngày càng phát triển. Nhưng vì là giai đoạn mới nên các dịch vụ lưu trú vẫn chưa nổi. Đến năm 1790 nhiều ý tưởng kinh doanh mới cho nghành khách sạn được phát huy thông qua cuộc cách mạng Anh nổ ra.
Điển hình năm 1794 khách sạn đầu tiên trên thế giới ở New York được xây dựng gồm 73 phòng. Khách sạn Tremot House Boston (Mỹ) là khách sạn lớn và hiện đại nhất năm 1892
Ở Việt Nam, Continental là khách sạn được xây dựng đầu tiên nhất tại Sài Gòn. Sau đó đến giai đoạn 1930-1945 nghành du lịch phát triển xuất hiện khách sạn ở khắp nơi đặc biệt là ở các trung tâm nhưng chỉ phục vụ chính cho tầng lớp trung và thượng lưu.
Giai đoạn khách sạn được phát triển nhất thu hút các vốn đầu tư của nước ngoài là sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng với trang thiết bị hiện đại, phong cách chuyên nghiệp thu hút được du khách nước ngoài, điển hình nhiều khách sạn lớn được xây dựng như Saigon Prince, Sheraton… Từ đó nghề housekeeping được chuộng hơn, thu hút được nhân lực vào nghành dịch vụ lưu trú này.
Trong nghành khách sạn thì housekeeping (HK) là bộ phận buồng phòng với hành động giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi ở khách sạn bằng việc làm dọn dẹp, trang trí buồng ngủ sạch đẹp theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn và làm độc đáo diện mạo khách sạn, đồng thời phục vụ đầy đủ các dịch vụ bổ sung cho khách hàng đến lưu trú .
Thông thường, mỗi nhân viên buồng phòng sẽ phụ trách dọn khoảng 15 phòng trong mỗi ca làm việc từ 7h đến 14h. Nhân viên làm việc dưới sự quản lý của các giám sát buồng phòng, giám sát tầng.Theo một thống kê cho thấy, Housekeeping là một bộ phận quan trọng đạt hơn một nửa tổng doanh thu của khách sạn.
Với nhiệm vụ chính là dọn dẹp phòng khách sạch sẽ, thay ga trải gường, khăn trong phòng, kiểm tra và liên hệ bảo dưỡng các trang thiết bị trong phòng, bổ sung đầy đủ các vật dụng (Amenities) cho phòng khách.
Chịu trách nhiệm thu gom các đồ giặt của khách (khi có yêu cầu), vận hành các quy trình giặt ủi đồ khách, các loại hàng vải từ các bộ phận khác trong khách sạn và cả đồng phục của nhân viên.
3.3. Bộ phận tầng/ khu vực công cộng (Public Area Attendant)
Có vai trò là đảm bảo vệ sinh các khu vực công cộng trong và ngoài khách sạn, hành lang, sảnh… và cả các khu vực nội bộ của nhân viên trong khách sạn.
Back of house: Khu vực “hậu sảnh” khách ít lưu tới (vd: bếp, văn phòng, khu giặt là)
Caddy : Hộp đựng dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh
Check-in: Thủ tục nhận phòng khách sạn
Check-out: Thủ tục trả phòng khách sạn
Complimentary: Đồ cung cấp miễn phí cho khách
Conference room: Phòng họp
Connecting rooms: Phòng thông nhau
Do Not Disturb (DND): Biển “không quấy rầy”
Double room: Phòng đôi
Double locker: Phòng khóa kép
Executive housekeeper: Trưởng bộ phận phòng
Expected arrival: Phòng khách đã đặt và sắp đến
Expected departure :Phòng khách sắp trả
Floor polishing machine: Máy đánh sàn
Front of house: Khu vực tiền sảnh, những nơi khách thường lui tới để sử dụng các dịch vụ
General cleaning: Tổng vệ sinh
Glass cleaner: Hóa chất vệ sinh kính
Guest room key: Chìa khóa phòng khách
Key cabinet :Tủ cất chìa khóa
Laundry list: Phiếu giặt là
Laundry bag :Túi giặt là
Light baggage: Phòng có hành lý nhẹ
Linen closet :Túi đựng đồ vải
Locker changing room: Phòng thay đồ, vệ sinh của nhân viên
Log book: Sổ ghi chép, theo dõi một vấn đề nào đó
Long staying guest: Khách lưu trú dài hạn
Lost property: tài sản thất lạc
Lost and found: Tài sản thất lạc và được tìm thấy
Make up (MU): Bảng yêu cầu làm phòng
Mini bar voucher: Phiếu mini bar
No baggage: Phòng không có hành lý
No show (staff): Không đến làm việc (nhân viên)
No show (guest): Không đến lưu trú như đã đặt
Occupancy : Mức độ chiếm phòng
Occupied (OCC): Phòng đang có khách lưu trú (số lượng phòng có khách)
Occupied clean: Phòng đang có khách lưu trú đã được làm vệ sinh
Occupied dirty: Phòng đang có khách lưu trú chưa được làm vệ sinh
Out of order: Phòng hỏng/ đồ vật hỏng không sử dụng được
Out of service: Phòng tạm thời chưa đưa vào phục vụ do tổng vệ sinh, sửa chữa nhẹ
Pantry: Kho tầng
Par: Cơ số dự trữ
Refuse service (RS): Khách từ chối được phục vụ
Reocc (reoccupied/ back to back): Phòng có khách mới đến ở trong ngày sau khi khách cũ vừa trả
Repeating guest: Khách lưu trú nhiều lần tại khách sạn
Room attendant: Nhân viên phục vụ phòng
Room transfer: Khách chuyển phòng
Safe box: Két an toàn
Skips: Khách quịt, không thanh toán tiền phòng
Slept out (SO): Khách ngủ bên ngoài, không ngủ tại khách sạn
Stay over: Khách kéo dài thời gian lưu trú, không trả phòng như dự định
Supervisor: Giám sát viên
Supply:Đồ cung cấp
Toilet bowl cleaner: Hóa chất vệ sinh toilet
Touch tidy up: Dọn sơ lại phòng, không làm kỹ lại toàn bộ qui trình
Trolley: Xe đẩy
Turn down service: Dịch vụ chỉnh trang phòng buổi tối
Vacant clean (VC): Phòng trống sạch
Vacant dirty (VD): Phòng trống bẩn
Vacant ready(VR): Phòng trống sẳn sàng đón khách
Vacuum cleaner: Máy hút bụi
Very important person (VIP): Khách quan trọng
Walk-in guest: Khách vãng lai tự đến, không có đặt phòng trước
Window kit: Bộ dụng cụ làm vệ sinh cửa sổ
Bài viết này chúng ta đã hiểu được nghề housekeeping là gì, công việc của họ ra sao. Không chỉ đơn thuần là công việc dọn dẹp bình thường như cách mọi người nghĩ, nó là cả quá trình học hỏi và thành thạo kỹ năng. Ở bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm về mô tả chi tiết công việc của Housekeeping diễn ra theo qui trình như thế nào nhé.