Nhân viên giúp việc – tạp vụ – vệ sinh TKT Maids cần phải nắm được nội dung sau: Phân loại cháy – Cách chọn đúng bình cứu hỏa – Cách sử dụng đúng bình cứu hỏa để hành động đúng đắn trong các tình huống khẩn cấp tại gia đình, văn phòng, công ty, nhà xưởng… Dưới đây là bài viết hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy thiết thực, nhanh chóng và đơn giản, dễ hiểu nhất. Nhớ tìm hiểu kĩ để sử dụng vào những trường hợp cần thiết nhé!
1. Phân loại cháy
Người ta phân ra thành 4 loại cháy (Theo TCVN4878-199, phù hợp với ISO 3941:1997) thông thường tương ứng với các bình chữa cháy phù hợp:
Loại A: Sự cháy do cháy các chất rắn, thông thường là các chất hữu cơ, trong đó sự cháy xảy ra kèm theo việc tạo ra than hồng như vải, gổ, giấy, nhựa…
Loại B: Là những chất lỏng, hoặc chất rắn hóa lỏng dễ bắt cháy như xăng, dầu…..
Loại C: Là vật liệu khí như Gas…
Loại D: Là các vật liệu dễ gây cháy bằng kim loại như trong quá trình khoan, cắt, hàn có phát ra những mảnh vụn chứa nguồn nhiệt gây cháy. (Vụ cháy toàn nhà ITC làm chết rất nhiều người nguyên nhân là khi hàn các mảnh hàn chứa nhiệt rơi xuống đụng vật liệu dễ cháy như xốp, giấy và gây cháy là 1 bài học xương máu cho công tác phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà cao tầng)
Mỹ
Châu Âu
việt nam
Vật liệu
Loại A
LoạiA
Loại A
Rắn
Loại B
Loại B
Loại B
Lỏng
Loại C
Loại C
Khí
Loại C
–
Loại E
Loại D
Loại D
Loại D
Kim loại
Loại K
Loại F
Loại F
Căn cứ vào những loại cháy này, người ta sẽ có những loại bình chữa cháy tương ứng. Việc hiểu và sử dụng đúng loại rất quan trọng trong công việc dập tắt nguồn cháy, việc sử dụng sai loại bình chữa cháy cho các vật liệu cháy đôi khi sẽ gây hậu quả khôn lường, đám cháy không những không bị dập tắt mà còn có thể bùng cháy lớn hơn.
2. Phân loại bình chữa cháy
a) Bình chữa cháy chứa nước dập cháy loại A
Hình ảnh: bình chữa cháy chứa nước – dập cháy loại A
Nhận dạng: Trên bình thường ghi rõ WATER, kí hiệu loại A
Áp dụng: Chỉ dùng cho đám cháy loại A là những đám cháy từ gỗ, vải, giấy, nhựa…
Chống chỉ định: Tuyệt đối không được áp dụng cho đám cháy loại B (từ xăng, dầu, gas) vì nước nặng hơn sẽ chìm xuống, còn các chất liệu cháy nổi lên trên, làm đám cháy nghiêm trọng hơn.
b) Bình chữa cháy chứa FOAM dập cháy loại A&B
Hình ảnh: bình chữa cháy chứa Foam – dập cháy loại A và B
Nhận dạng: Trên bình thường ghi rõ FOAM, kí hiệu loại A, B
Áp dụng: cho cháy rắn loại A:gỗ, vải, giấy, nhựa; cháy lỏng loại B: xăng, dầu
Chống chỉ định: với đám cháy có liên quan đến điện.
Nguyên tắc: Loại bình chứa hóa chất tạo bọt bao phủ lên bề mặt đám cháy, cắt đứt mối liên hệ giữa nhiên liệu với ô xy.
c) Bình chữa cháy chứa CO2 dập cháy loại B&C
Hình ảnh: bình chữa cháy chứa C02 – dập cháy loại B và C và thiết bị điện
Nhận dạng: Trên bình thường ghi rõ MT2, MT3, MT5 (loại của Trung Quốc, phổ biến nhất ở Việt Nam) hoặc CO2 và có ký hiệu loại B, C
Áp dụng: chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện.
Chống chỉ định: với đám cháy có liên quan đến đám cháy loại A bao gồm: gỗ, vải, giấy, nhựa… vì lực đẩy của khí C02 làm vật liệu cháy bay khắp phòng. Do đó đám cháy sẽ càng lan mạnh. Hơn nữa, ngay sau khi khí C02 bay mất, đám cháy lại tiếp tục nhen nhóm. Bình chữa cháy này cũng không dùng để chữa cháy ngoài trời, vì khí C02 sẽ bay mất ngay lập tức và không còn tác dụng
Nguyên tắc: Bình chứa cháy có chứa khí C02 ở nhiệt độ -79oC được nén áp suất ở dạng lỏng. Dập cháy bằng cách hạ nhiệt độ đám cháy và làm giảm nồng độ O2 đi vào đám cháy..
d) Bình chứa cháy chứa bột dập cháy loại A&B&C
Hình ảnh: bình chữa cháy chứa bột – dập cháy loại B&C hoặc loại A&B&C
Nhận dạng: Trên bình ghi gõ MF (có khí đẩy riêng, không có đồng hồ); MFZ, MFZL (khí đẩy được bơm trực tiếp vào bình, có đồng hồ đo áp); ZYW (chữa cháy tự động) là những loại của Trung Quốc phổ biến nhất tại Việt Nam) hoặc OPX (loại của Nga).
Áp dụng: có nhiều loại khác nhau, thông thường Bình chữa dập (cháy) dạng bột khô của Trung Quốc ký hiệu MFZ dùng là loại B,C hay MFZL để chữa cháy loại A,B,C là loại bình dập cháy có tính cơ động cao, dùng khí nitơ N2 nạp bên trong đẩy bột ra ngoài.
Nguyên tắc: hỗn hợp bột được phun ra nhờ khí nén bên trong bình làm loãng nồng độ chất cháy, làm ngạt và làm lạnh chất cháy.
Thank you for your post