Nhiều gia đình phân vân không biết nên lựa chọn bếp từ, bếp hồng ngoại, bếp điện hay bếp gas? Họ quan tâm nhiều về độ an toàn, hiệu quả tiêu thụ nguyên liệu, chi phí đầu tư ban đầu… Nhưng có một xu thế đó là bếp từ càng được sử dụng nhiều tại các gia đình Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cần hiểu về bếp từ và cách sử dụng bếp từ đúng cách. Kể cả người giúp việc nhà cũng cần phải biết cách sử dụng chúng để có thể chế biến các món ăn ngon.
Bài viết này tổng quan kiến thức cơ bản nhất về bếp từ; so sánh ưu, nhược điểm của bếp từ so với bếp gas, bếp hồng ngoài, bếp điện; để từ đó bạn rút ra được quyết định nên lựa chọn bếp từ? Hay lựa chọn bếp hồng ngoại? Hay lựa chọn bếp ga truyền thống.
1. Nguyên lý hoạt động của bếp từ và cấu tạo
Trước khi tìm hiểu có nên lựa chọn bếp từ hay không? Hãy cùng xem bếp từ là gì?
Bếp từ được chế tạo dựa vào nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện Foucoult (Fucô).
Bếp từ cơ bản bao gồm một cuộn dây dẫn điện và một tấm vật liệu cách điện, cách nhiệt đặt trên nó. Tấm vật liệu thường dùng là sứ thủy tinh vì ngoài khả năng cách điện; cách nhiệt, nó còn có tính thẩm mỹ.
Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây (khi sử dụng) sẽ tạo ngay tức thời từ trường trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp. Đáy nồi bằng kim loại (sắt nhiễm từ) nằm trong từ trường này sẽ sinh ra dòng điện Foucault và nóng lên; nấu chín thức ăn như đối với cách đun nấu thông thường.
Trong một chiếc bếp điện điện từ thành phần quan trọng nhất là mạch công suất và cuộn cảm. Trong đó cuộn cảm thường được làm từ dây cáp đồng được sơn một lớp tráng men cách điện. Cuộn dây này có thể tạo ra từ trường biến thiên. Các bạn có thể quan sát dễ dàng qua hình dưới đây:
Khi người dùng điều chỉnh nhiệt độ của bếp từ chính là đang thay đổi tần số từ trường mà cuộn dây này tạo ra.
Với mạch công suất và cuộn cảm này, nguyên lý của bếp điện từ như sau: Cuộn dây tạo ra từ trường biến thiên tác động lên đáy nồi được gọi là từ thông. Khi từ thông biến thiên ở mức độ cao tức sẽ sinh ra dòng điện Fu Co. Đáy nồi khi đun nấu có thể coi là một cuộn dây thứ cấp; dòng điện Fu Co sẽ làm truyền nhiệt qua đáy nồi, các electron sẽ di chuyển ở tốc độ cao; va đập và sẽ sinh ra nhiệt. Nhiệt sẽ sinh ra nhiều khi cường độ từ trường; tần số từ trường và diện tích đáy nồi lớn và ngược lại. Khi nhiệt sinh ra làm cho đáy nồi nóng lên qua đó làm chín thức ăn trong nồi.
Các loại nồi có thể dùng trong bếp từ. Do bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý như vậy; cho nên các loại nồi sử dụng trong bếp từ phải là các loại nồi được làm bằng vật liệu sắt từ hay có tính từ cao như:
Nồi làm bằng Inox 18/10. Là loại vật liệu có tính từ cao nên nồi làm bằng inox 18/10 sử dụng rất hiệu quả trong bếp từ.
Các loại nồi bằng thép tráng men ở phía ngoài,có hoặc không có lớp chống dính. Các loại nồi kiểu này thường tạo ít tiếng ồn khi nấu; tuy nhiên thường khó tẩy rửa và thường bị phồng hoặc lõm nếu đặt nó lên bếp mà không có thức ăn bên trong.
Các nồi bằng gang có hoặc không có lớp tráng men dưới đáy nồi. Dùng loại nồi này thường không có tiếng ồn; thích hợp với các món nấu ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên dùng các loại nồi này thường dễ làm chầy xước bề mặt bếp nên bạn phải lưu ý.
Các loại nồi làm bằng thép không gỉ. Đây là loại nồi hấp thụ nhiệt cực tốt, có thể đặt nồi chảo lên bếp không có thức ăn bên trong mà không việc gì. Nhưng với việc sử dụng loài nồi này,nó sẽ hơi gây ồn 1 chút cho căn bếp của bạn
2. Ưu và nhược điểm của bếp từ
2.1. Ưu điểm của bếp từ
Với bếp từ, bạn chỉ mất 2 phút để đun sôi 1 lít nước; trong khi với bếp hồng ngoại, bạn sẽ mất gấp đôi thời gian. Hiệu quả của nó lên đến 99% tùy thuộc vào hình thức nấu nướng.
Khả năng thay đổi từ nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao trong tích tắc và tỏa nhiệt đều khắp nồi. Chỉ có bếp từ mới mang lại sự cải tiến này, nhờ vào những công nghệ vượt trội hơn những dòng sản phẩm khác.
Nguyên lý hoạt động vượt trội này dẫn đến hiệu suất của bếp từ cũng cực lớn: Đến 90%. Vì năng lượng gần như được truyền trực tiếp để làm dao động các phân tử của nồi nấu; trong khi bếp ga hiệu suất khoảng 55%; bếp điện thường khoảng 65%. Như vậy, nếu các bác đang dùng gas chuyển sang dùng bếp từ sẽ tiết kiệm được khoảng 40% tiền nhiên liệu; tương tự: từ bếp điện sang bếp từ sẽ tiết kiệm được khoảng 25-30% chi phí.
Bếp từ có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với các loại bếp thông thường:
Dùng bếp từ hiệu suất sử dụng lên tới 90%. Tức là 90% nhiệt lượng tỏa ra được sử dụng vào việc làm chín thức ăn, chỉ có 10% rất nhỏ tỏa ra môi trường bên ngoài. Với hiệu suất cao chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho việc nấu nướng khi sử dụng bếp từ.
Nổi trội về tính năng đa dạng: Bếp từ không chỉ cho phép bạn điều chỉnh tốc độ nấu ăn mà nó còn tích hợp rất nhiều tính năng thân thiện với người dùng như: chế độ khóa trẻ em, tự động ngắt, chức năng chống trào, cảnh báo nhiệt dư…
Khi nấu mặt bếp rất mát (hoặc hơi ấm khu vực đặt nồi) nên an toàn, bạn hoàn toàn yên tâm khi vô tình chạm tay vào mà không sợ bị bỏng.
Bếp từ có hình dáng đẹp, thân thiện, dễ dàng vệ sinh, lau chùi mang lại vẻ đẹp luôn sáng bóng, sang trọng.
Mặt kính được thiết kế chịu lực, chịu nhiệt tốt
Bếp từ tiện lợi, dễ dàng sử dụng và an toàn hơn so với loại bếp khác song bếp từ có hạn chế nhất định:
2.2. Nhược điểm của bếp từ
Bếp từ khi sử dụng rất kén nồi sử dụng: Nếu bếp gas có thể sử dụng với hầu hết các loại nồi thì bếp từ không như vậy. Bếp từ chỉ hoạt động với những loại dụng cụ có từ tính, không hợp với những loại nồi bằng đất, thủy tinh, gốm sứ. Vì vậy, khi chọn bếp từ sử dụng bạn cần chọn một bộ nồi bằng sắt hoặc inox đi kèm.
Đắt tiền (loại bếp đôi trở lên).
Kén dụng cụ nấu bếp: chỉ sử dụng được với các dụng cụ bếp bằng thép, sắt có chất dẫn từ. Để có thể tận dụng được bộ nồi cũ, nhiều người dùng mua miếng sắt từ đặt lên mặt bếp từ, rồi đặt nồi, chảo lên nấu. Tuy nhiên, khuyến cáo là một khi đã làm như vậy có nghĩa bạn đã biến chiếc bếp từ thành bếp điện thông thường – ý nghĩa của tiết kiệm nhiệt, nấu nhanh của bếp từ sẽ không còn.
Dụng cụ nấu nặng nề (thường nồi, chảo dùng cho bếp từ có từ 3 lớp đáy trở lên, cầm rất nặng tay)
Đề phòng mất điện.
Ồn (do quạt tản nhiệt).
Chi phí thay thế, sửa chữa đắt đỏ.
Mặt bếp có thể bị trầy xước, để lại vết dầu mỡ nếu như dầu mỡ nóng bắn ra ngoài không được lau chùi kịp thời.
2.2.1. So sánh hiệuquả nhiệt của bếp từ, bếp điện, bếp gas và bếp Halogen
2.2.2. So sánh các tiêu chí của bếp từ, bếp điện, bếp gas
Tiêu chí
Bếp ga
Bếp điện
Bếp từ (hay còn gọi là bếp cảm ừng từ)
Cách đốt nóng
Làm nóng vùng không khí dưới nồi trước rồi mới tới nồi. Cho nên hiệu quả 40% và thất thoát 60%.
Làm nóng mặt kính rồi tới làm nóng nồi, hiệu quả hơn so với bếp ga cho nên hiệu quả đạt 60% và thất thoát là 40%.
Làm nóng trực tiếp vùng thức ăn phía bên trong nồi (không nóng bề mặt bếp). Hiệu quả 90% và thất thoát 10%.
Thẩm mỹ
Mẫu mã phong phú, đẹp, nhưng phải vệ sinh thường xuyên do dầu mỡ bám bẩn, nếu không chính dầu mỡ này sẽ quay ngược lại làm rỉ sét, hư hại các vành chặn kính, kiềng bếp…
Đẹp, sang trọng, do mặt kính nóng nên dễ dàng tạo 1 lớp cháy trên mặt kính khi bị trào thức ăn, chỉ cần dùng cây sủi (phụ kiện kèm theo) hoặc là dao rọc giấy, lưỡi dao hợp với mặt kính 1 góc 30˚ để cạo lớp cháy ra.
Sang trọng, ấn tượng, dễ sử dụng, dễ lau chùi.
An toàn
Độ an toàn thấp (dễ bị phỏng, cháy nổ …)
Do mặt kính nóng dễ bị bỏng.Lưu ý:-Cần tắt bếp bằng nút “on” “off”, không nên cắt atomat hoặc rút điện. Khi đó đèn hiện thị chữ “H” sẽ không hiện lên được.
Độ an toàn cao.Lưu ý:-Cần sử dụng nồi chuyên dụng (Nồi kim loại nhiễm từ).- Do mặt nồi nóng sẽ làm nóng ngược lại mặt kính bếp, cần cẩn thận chờ đèn hiển thị chữ “H” tắt đi.
Giải pháp
– Cần kiểm tra van điều áp thường xuyên.- Cần sử dụng ống dẫn ga tốt (có bọc kim loại bên ngoài, tránh trường hợp chuột cắn…)- Cần cố định chắc chắn dây ga vô tường (phía vị trí đuôi chuột của bếp).-Sử dụng bình ga composite hiện đã có trên thị trường.
-Cẩn thận sau khi tắt bếp xong chờ đèn báo chữ “H” tắt đi.
Chi phí sử dụng (tương đối)
1 bình gas 12kg: ~310.000 vnđ
~160.888 -> 280.470 vnđ
~109.015 ->190.041vnđ
3. Các nghi ngại về vấn đề sức khỏe khi sử dụng bếp từ và sự thật
Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Đình Chiến, Khoa Điện – Điện tử; ĐH Bách Khoa TP HCM cho biết; sử dụng bếp từ an toàn hơn nhiều so với các loại bếp khác.
Phó giáo sư Đình Chiến cho biết, sử dụng lâu bếp từ có ảnh hưởng; nhưng không đáng kể đến sức khỏe của người bình thường; hay những người có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh… Bởi sóng điện từ phát ra từ bếp từ cường độ rất thấp; lại chỉ tác dụng trực tiếp lên phần nồi đun. Khi sử dụng, người nấu cũng không đứng thường xuyên; không đứng quá lâu và quá sát với bếp nên mức độ ảnh hưởng không nhiều.
Thạc sĩ Trung Hà, nguyên Trưởng bộ môn Điện; Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học cũng cho rằng tần số hoạt động của bếp từ là rất thấp chỉ từ 20 Khz đến 23 Khz; các bức xạ sóng điện từ cường độ thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Có rất nhiều ý kiến xoay quanh sóng từ trường. Liệu có nguy hại cho sức khỏe đặc biệt là nhiều người có tiểu sử bệnh tim?
Thực tế thì chúng không gây hại gì cho sức khỏe, vì tần số hoạt động của bếp là rất thấp chỉ từ 20Kz đến 23 Khz (Khác hoàn toàn với sóng viba của lò vi sóng – 2.4GHz) . Do vậy các bức xạ sóng điện từ có cường độ rất thấp xem như không có trên bề mặt bếp; hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người.
Để tìm hiểu về ảnh hưởng của bếp từ đến an toàn sức khỏe; chúng tôi đã tìm hiểu nhiều tài liệu trên mạng. Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào nói về các hiệu ứng cảm ứng điện từ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Theo website TheInductionSite.com chuyên tổng hợp tất cả thông tin về bếp từ khá uy tín tại Mỹ; bếp từ phát ra bức xạ tần số cực thấp, tương tự như tần số vô tuyến điện của lò vi sóng. Dạng bức xạ này hầu như chẳng là gì nếu khoảng cách với nguồn phát xạ vài cm.
Mặc dù vậy, TheInductionSite.com cung cấp một số lưu ý khi sử dụng bếp từ. Khi nấu bếp, không nên đứng quá gần để tránh bức xạ; Người đeo máy trợ tim, trợ thính không nên sử dụng loại bếp này; nếu không được phép của bác sĩ. Không để những vật dễ hư hỏng khi bị nhiễm từ gần mặt bếp như băng ghi âm, ghi hình; TV và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác.
Nhận thấy những thông tin nói trên vẫn còn chưa rõ ràng; TKT Maids đã đưa vấn đề này đến gặp giáo sư Nguyễn Xuân Chánh; nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông là một trong những nhà nghiên cứu vật lý chất rắn có uy tín; và am hiểu về bếp từ, tác giả cuốn sách “Vật lý trong ứng dụng hiện đại”. Giáo sư Chánh đã tận tình giảng giải mọi ngóc ngách của vấn đề vì ông cho rằng trên báo cũng nói nhiều nhưng chưa rõ ngọn ngành.
“Cũng do hiếu kỳ, cách đây đã lâu tôi đã mua một cái bếp từ về dùng. Từ tờ giấy trong hộp đựng bếp có in chữ “Induction cooker”; tôi tìm hiểu xong rồi viết một bài báo giới thiệu về nguyên lý hoạt động của bếp từ”, giáo sư Chánh nói.
Theo giáo sư Chánh, bếp điện từ (bếp từ, bếp cảm ứng từ); có nguyên lý khác hẳn bếp điện trở (tức là bếp điện thông thường); và bếp hồng ngoại (loại mặt bếp đỏ rực) là trong bếp từ, ở dưới có bộ phận phát ra sóng điện từ. Có nhiều loại sóng điện từ, và sóng điện từ của bếp từ là sóng trung tần. “Khi phát ra, sóng đi là là trên mặt bếp nấu (vòng tròn mặt bếp); không lan rộng ra không trung; và chỉ làm nóng đáy nồi tiếp xúc trực tiếp mặt bếp cho nên không có hại”, giáo sư Chánh khẳng định.
4. Hướng dẫn sử dụng bếp từ khi nấu ăn
Với các món thông thường, bếp từ cũng sử dụng như các loại bếp thông thường khác. Chi khó hơn chi chiên, xào thực phẩm.
Tốc độ làm nóng xoong, chảo của bếp điện từ nhanh hơn nhiều so với bếp ga. Vì thế, nếu bạn mới bắt đầu nấu mà sử dụng nhiệt độ quá cao có thể làm xoong, chảo bị cháy. Vì thế, lúc mới bắt đầu nấu bạn nên để chế độ nhiệt độ thấp cho an toàn. Thêm vào đó, không để nồi không trên bếp đang hoạt động; rất có thể bếp từ sẽ báo lỗi – không hoạt động; hay làm nồi cháy hoặc biến dạng.
4.1. Chọn đúng dụng cụ nấu nướng
Do bếp điện từ nóng rất nhanh nên bạn luôn phải sử dụng những dụng cụ nấu nướng có khả năng chịu nhiệt cao. Các loại muỗng gỗ và xẻng xào chịu nhiệt luôn là những chọn lựa phù hợp đối với bếp điện từ. Nếu dùng muỗng kim loại, chúng sẽ dẫn nhiệt rất nhanh; còn những vật dụng bằng nhựa có thể tan chảy. Điều quan trọng nhất là bạn cần kiểm tra ngưỡng chịu nhiệt tối đa của những dụng cụ nấu nướng trước khi sử dụng. Đồng thời, tránh để muỗng hoặc các dụng cụ khác ở trong xoong; chảo khi đang đun nấu vì phần tay cầm của chúng có thể bị chảy nhựa hoặc cháy.
4.2. Chọn nồi chuyên dụng phù hợp
Không nên dùng chảo nhôm vì chúng có xu hướng hấp thu hơi nóng nhanh hơn so với các chất liệu khác. Điều này sẽ khiến cho thực phẩm bị nóng và cháy ngay khi bạn vừa cho vào chảo. Chảo bằng gang, inox hoặc có phủ một lớp đồng mỏng sẽ thích hợp với bếp điện từ hơn. Nếu muốn các loại rau xanh và thịt có màu vàng nâu giống như các món nướng, bạn có thể cho món ăn vào một chiếc chảo nướng bằng gang và nấu chúng trực tiếp trên bếp điện từ.
4.3. Điều chỉnh chế độ nhiệt phù hợp
Khi cho dầu vào chảo đặt lên bếp chỉnh lên mức nhiệt độ 220 độ. Khi dầu sôi từ từ giảm nhiệt ở mức nhỏ hơn tùy từng món ăn cho phù hợp tương tự như khi xào, rán bằng bếp gas.
Nếu để nhiệt độ quá cao thì thức ăn sẽ bị cháy khét bên ngoài nhưng bên trong vẫn chưa chín.
Nếu để nhiệt độ quá thấp thì thức ăn sẽ bị dính chảo.
Lựa chọn kỹ các thông số, tính năng, các cấp độ và nhiệt độ nấu.
Sử dụng những chức năng phi tự động:
Chức năng xào: Nhấn phím “ xào”, lúc này đèn hiển thị chức năng xào sáng. Có thể điều chỉnh nhiệt độ chức năng xào thông qua phím “tăng”, “giảm” nhiệt.
Chức năng lẩu: Nhấn phím “chức năng lẩu”, lúc này đèn hiển thị chức năng lẩu sáng. Có thể điều chỉnh nhiệt độ chức năng lẩu thông qua phím “tăng”, “giảm” nhiệt.
Chức năng rán: Nhấn phím “chức năng rán”, lúc này đèn hiển thị chức năng rán sáng. Có thể điều chỉnh nhiệt độ chức năng rán thông qua phím “tăng”, “giảm” nhiệt.
Chức năng nướng: Nhấn phím “chức năng nướng”, lúc này đèn hiển thị chức năng nướng sáng. Có thể điều chỉnh nhiệt độ chức năng nướng thông qua phím “tăng”, “giảm” nhiệt. (Lưu ý: Đối với chức năng nướng phải đặt thực phẩm lên trên vỉ nướng bằng sắt hoặc Inox).
Chức năng hẹn giờ: ấn tiếp phím Đặt giờ/Hẹn giờ thì đèn phím Đặt giờ/Hẹn giờ sáng rơi vào trạng thái Đặt giờ. Lúc này, nhấn phím “+” thời gian đặt giờ tăng thêm 1 phút, ấn phím “–” tăng thêm 1 giờ, thời gian hẹn giờ có thể điều chỉnh trong phạm vi từ 00:00 – 23:00 (tính theo cách đếm ngược) sau đó bếp sẽ tự động khởi động chức năng tự động đã được chọn.
Chức năng đặt giờ: Sau khi chọn xong chức năng tương ứng, nhấn phím Đặt giờ/Hẹn giờ, đèn chức năng Đặt giờ/Hẹn giờ sẽ sáng. Để Đặt giờ, nhấn phím “+”, “-” có thể điều chỉnh Đặt giờ từ 1 phút đến 120 phút. Sau khi đạt đến thời gian Đặt giờ, bếp sẽ tự động tắt.
Trên đấy là các thông tin cơ bản nhất về hướng dẫn sử dụng bếp từ do công ty dịch vụ giúp việc theo giờ TKT Maids sưu tầm để cho Quý Khách Hàng cũng như những người giúp việc nhà theo giờ của TKT Maids có thêm thông tin khi sử dụng bếp từ. Hãy là người giúp việc chuyên nghiệp với những kiến thức luôn được bổ sung từ đội ngũ kỹ thuật viên của dịch vụ giúp việc nhà theo giờ TKT Maids.