Các bạn trẻ, các bạn dân văn phòng luôn ám ảnh với việc bị mụn; và mối quan tâm hàng đầu là ăn gì để không bị mụn. Một trong các vấn đề liên quan đến việc mụn tránh ăn thực phẩm “nóng”; ăn thực phẩm “mát” để giải độc tránh mụn. Vậy thì thực phẩm nào nóng, thực phẩm nào mát? Bài viết sau đây của dịch vụ tạp vụ văn phòng TKT Maids sẽ giúp các bạn văn phòng; các bạn trẻ có những kiến thức cơ bản nhất về thực phẩm “nóng”; “mát”, và liên quan của chúng đến việc mọc mụn.
1. Thực phẩm đối với sức khỏe con người
Theo Y học cổ truyền, dinh dưỡng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người; phòng và chữa những căn bệnh do các yếu tố từ môi trường như thời tiết, chế độ sinh hoạt, … gây nên, mang lại cho ta một cơ thể khỏe mạnh.
Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, việc cân bằng các loại thực phẩm như rau quả; tinh bột, các chất đạm, chất khoáng là vô cùng quan trọng. Điều này giúp cân bằng âm-dương cho cơ thể; mang lại sự cân bằng tuyệt đối, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc ăn uống đúng bữa, duy trì các bài tập thể dục; giữ tinh thần ổn định bên cạnh một chế độ dinh dưỡng tốt cũng giúp cho việc luân chuyển âm-dương trong cơ thể hiệu quả hơn.
2. Thức ăn mang tính hàn, thức ăn mang tính nhiệt là gì?
Hàn và nhiệt là 2 thuộc tính cơ bản của cuộc sống. Một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể đảm bảo được yếu tố cân bằng âm (hàn) và dương (nhiệt). Thông qua chế độ ăn uống hằng ngày; chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng này.
Thức ăn cũng vậy, mỗi thứ chúng ta ăn vào đều mang một tính chất nhất định mà đông y phân ra thành “hàn” – mang tính lạnh; “nhiệt”-mang tính nóng và “bình”- sự cân bằng giữa nóng và lạnh.
Thông thường người ta sẽ phân loại thực phẩm mang tính nóng hoặc lạnh qua các tiêu chí dưới đây:
Thực phẩm mang tính nóng thường sinh trưởng ở miền Nam; mùa sinh trưởng thường rơi vào mùa nóng, phần trên mặt đất mọc cao; thẳng đứng, phần dưới đất nằm ngang. Trong quá trình chế biến, những loại thực phẩm mang tính nóng sẽ nhanh chín, chứa nhiều nước, …
Ngược lại, thực phẩm mang tính lạnh sẽ sinh trưởng ở miền Bắc; thời gian sinh trưởng rơi vào mùa lạnh, phần trên mặt đất thường mọc bò ngang; phần dưới mặt đất thì thẳng đứng, ít nước, nấu lâu chín hơn. Bộ phận thường ăn được là rễ, củ hoặc các phần nằm dưới nước, …
Để mang lại sự cân bằng trong cơ thể, bạn cần lưu ý bổ sung các loại thực khác nhau dựa trên cơ địa của bản thân; chế độ dinh dưỡng trước đó và yếu tố môi trường để cơ thể không gặp phải tình trạng nóng bức khó chịu, đau đầu, táo bón, … khi nóng trong người hoặc lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, …
3. Sự mất cân bằng của cơ thể sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Một khi cơ thể bị mất cân bằng giữa phần nóng và phần lạnh; bạn sẽ rất khó chịu và cảm thấy sức khỏe có phần yếu đi.
Khi phần “hàn” có phần trội hơn, cơ thể sẽ có những phản ứng như lạnh tay chân, khó tiêu, tiêu chảy, … Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc hệ thống tuần hoàn yếu; từ đó làm suy yếu các cơ quan khác. Để khắc phục, bạn có thể bổ sung các thực phẩm bồi bổ khí huyết; các thực phẩm mang tính nóng như gừng, gà, các loại hạt, … Bên cạnh đó, việc duy trì những bài tập nhẹ nhàng còn giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, duy trì sức khỏe và ổn định tinh thần.
Ngược lại, cơ thể bạn sẽ dễ toát mồ hôi, nóng bức trong người, táo bón, … khi yếu tố “nóng” chiếm phần hơn. Khi đó bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể bên cạnh việc bù nước như: đậu phụ, củ cải, bí đao, … với nhiều cách chế biến khác nhau.
Bạn nên chú ý cân bằng giữa các thực phẩm mang tính nóng và các thực phẩm mang tính hàn để cơ thể đạt được sự cân bằng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem cơ thể của bạn; và những người thân để xem cơ thể thuộc thể hàn hay thể nóng. Người thể hàn dễ bị lạnh chân tay, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh; ưa những nơi ấm áp, những món ăn nóng, … do đó, bạn cần chú ý bổ sung các thực phẩm mang tính nóng; để cân bằng lại phần bị thiếu trong cơ thể họ và ngược lại; những người thuộc thể nhiệt cần dùng các thực phẩm mang tính hàn, mát mẻ để điều hòa cơ thể.
4. Các yếu tố sinh mụn khi nóng trong người
Khi thức quá khuya, uống quá ít nước; có các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như uống quá nhiều rượu bia, cà phê, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; khói bụi hoặc hấp thụ quá nhiều thực phẩm có tính chất cay nóng như dầu mỡ, chất đạm, đường, muối, … sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt và tạo ra các độc tố tích tụ bên trong; một khi các cơ quan trong hệ bài tiết không đào thải kịp sẽ sinh ra mụn nhọt.
Nếu gặp phải trường hợp trên, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ từ dịch vụ tạp vụ văn phòng TKT Maids dưới đây; để giải nhiệt và hạn chế tình trạng mụn nhọt do nóng trong người gây nên:
Bổ sung các loại nước trái cây và các loại rau quả để giải nhiệt cho cơ thể. Một số loại rau quả giàu vitamin và khoáng chất có thể giúp bạn tránh được cái nóng ở Việt Nam; cũng như giải nhiệt cho cơ thể như bí đao, nha đam, rau má, rau dền, … Bạn có thể chế biến các loại rau quả này theo sở thích như ép, xay, nấu canh, nấu trà; chung với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả giải nhiệt như trà bí đao nấu cùng la hán quả; nha đam nấu đường phèn, chè hạt sen long nhãn, …
Hạn chế các loại thức ăn chiên xào hoặc chứa nhiều dầu mỡ; các loại thức ăn cay nóng, chứa quá nhiều đường, các thức uống chứa cồn cũng như cafein.
Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể; tối thiểu 0.4 lít nước cho mỗi 10kg cân nặng, tăng theo như cầu. Tuy nhiên bạn cũng nên tránh việc uống nước quá nóng hoặc quá lạnh do điều này ảnh hưởng đến men răng.
Có chế độ luyện tập, vận động phù hợp để kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm cho máu huyết được lưu thông tốt hơn.
5. Một số loại trái cây nên tránh và ăn gì để giải nhiệt cho cơ thể
Như TKT Maids đã nói ở trên, việc bổ sung rau củ và các loại trái cây; là rất cần thiết cho việc bù đắp các vitamin và khoáng chất và giải nhiệt cho cơ thể. Tuy vậy, vẫn có một số loại trái cây nếu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người mà bạn cần hạn chế:
Nhãn: Loại quả này có vị ngọt, mọng nước, ăn quá nhiều sẽ dễ khiến cơ thể nóng, nổi mụn; đặc biệt là phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng loại quả này vì có thể gây xáo trộn môi trường bên trong cơ thể.
Xoài: Là một loại quả nhiệt đới có hương vị tươi mát, giàu vitamin C; tuy nhiên loại quả này có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, dễ nổi mụn. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 1 quả nhỏ.
Mít: Là loại trái cây giàu vitamin A, C cũng như các chất như isoflavones, saponins. Nhưng do lượng đường khá cao bên trong dễ làm cơ thể sinh nhiệt
Sầu riêng: Chứa hàm lượng protein, lipid, glucid cao hơn rất nhiều khi so với các loại trái cây khác. Dùng trên 150g sầu riêng/ngày có nguy cơ khiến cơ thể sinh nhiệt, gây ra mụn; đặc biệt không nên dùng sầu riêng sau khi sử dụng bia, rượu do gây nóng trong người.
“Tùy vào cơ địa mỗi người, việc hấp thu một lượng đường đáng kể ở các loại trái ngọt này cần có hạn mức. Chẳng hạn, khi bạn dung nạp một lần từ 8 – 10 trái vải hay nhãn; một-hai trái xoài, múi sầu riêng thì điều này còn giúp “thắm da, mát thịt”; vì các chất vitamin phong phú và lượng đường tự nhiên trong trái cây có lợi cho sức khỏe.
Nhưng nếu bạn dung nạp một lượng quá mức; ví dụ một người ăn cả kg vải, nhãn, xoài hay sầu riêng thì lượng đường trong các loại trái cây này sẽ làm tăng nhiệt cơ thể; và gây nóng là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, những người có cơ địa nóng, da mẫn cảm, người bị tăng đường huyết; khi ăn nhiều trái cây, nạp thêm nhiều đường sẽ sản xuất thêm acid; giảm kháng thể, gây ra hiện tượng mụn đỏ hay dị ứng da”.
Dưới đây là một số loại trái cây có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể và cung cấp các loại khoáng chất cần thiết:
Cà chua: Cà chua nhiều vitamin C, K, lycopen, beta-caroten và các chất khoáng cần thiết như kali, mangan, magie, đồng, sắt, kẽm, các chất xơ hòa tan… giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giải độc, giải nhiệt, ngăn ngừa sạm da. Bạn có thể chế biến cà chua theo nhiều cách, hoặc đơn giản là ăn sống; ép nước hoặc xay sinh tố.
Dưa chuột: Dưa chuột chứa hơn 95% nước nên có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa táo bón. Giống như cà chua, bạn có thể ăn sống hoặc ép nước.
Dừa: Dừa chứa nhiều khoáng, kali và các chất điện giải, bù nước rất tốt cho cơ thể.
Dâu tây: Là loại trái cây chứa nhiều vitamin; dâu tây có khả năng giải nhiệt, phòng chống u nhọt, kháng viêm. Bên cạnh đó, lượng chất chống oxi hóa dồi dào giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
Đu đủ: Đu đủ có vị ngọt, hương thơm, ăn rất ngon lại tốt cho việc giảm cân. Trong đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt và có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ.
Trên đây là vài mẹo nhỏ để nhận biết các loại thực phẩm mang tính hàn; tính nhiệt và cách giải nhiệt cho cơ thể, tránh mụn mà dịch vụ tạp vụ văn phòng TKT Maids sưu tầm được; hy vọng sẽ giúp các bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân của bạn.