So sánh Coronavirus2019-nCoV với MERS-CoV, SARS, EBOLA, H5N1
Cùng điểm lại các đại dịch đã đe dọa trái đất suốt 20 năm qua; để thấy mức độ nguy hại ngay một tăng về số người bị nhiễm bệnh, số người chết; hay số quốc gia bị lan rộng.
1. Đại dịch n-CoV
Nguồn gốc: Xuất hiện năm 2019, tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc
Gây bệnh: Viêm đường hô hấp
Tỷ lệ tử vong: 10-20%
Số lượng ca nhiễm và bị chết: Tính đến tháng 1, năm 2020; Đã có 9,909 nhiễm bệnh và 213 tử vong.
Nguồn gốc, triệu chứng, cách lây nhiễm
Nguồn gốc: Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SARS; tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương; trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà. Hiện tại, các cơ quan y tế và đối tác y tế vẫn đang nỗ lực để xác định nguồn gốc thực sự của 2019-nCoV.
Triệu chứng: Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Cách lây nhiễm:
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh
2. Dịch Ebola
Nguồn gốc: Xuất hiện năm 2014, tại Châu Phi
Gây bệnh: Khi virus Ebola đi vào cơ thể sẽ làm tổn thương hệ miễn dịch và các cơ quan khác; giảm khả năng đông máu, khiến cơ thể chảy máu (xuất huyết) nghiêm trọng và không thể kiểm soát được.
Tỷ lệ tử vong: Bệnh virus Ebola đặc biệt nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao từ 50 đến 90%
Số lượng ca nhiễm và bị chết: Dịch bệnh lớn nhất cho đến nay là dịch Ebola Tây Phi 2014 đang hoành hành ở Guinea, Sierra Leone, Liberia và có thể Nigeria. Tính tới ngày 3 tháng 10 năm 2014; 7.497 trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh trong số đó đã có 3.439 người đã chết.
Nguồn gốc, triệu chứng, cách lây nhiễm
Nguồn gốc: Ban đầu, virus Ebola được tìm thấy ở loài khỉ, tinh tinh cũng như các loài linh trưởng khác ở châu Phi. Một chủng loại của Ebola cũng đã được phát hiện ở loài khỉ và lợn ở Philippines.
Triệu chứng: Các triệu chứng Ebola thường khởi phát từ 2 đến 21 ngày sau khi bị nhiễm virus bao gồm: Sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau bắp cơ, đau bụng tiêu chảy, đau họng, nôn mửa và đôi khi chảy máu bất thường; đi kèm với đó là sự suy giảm chức năng gan và thận.
Cách lây nhiễm:
Bệnh virus Ebola không lây truyền qua tiếp xúc thông thường. Ebola hầu hết lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu; dịch tiết cơ thể (tinh dịch, sữa mẹ, mồ hôi, nước mắt) hoặc chất bài tiết; chất thải của người mắc bệnh Bệnh virus Ebola không lây truyền qua tiếp xúc thông thường. Ebola hầu hết lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu; dịch tiết cơ thể (tinh dịch, sữa mẹ, mồ hôi, nước mắt) hoặc chất bài tiết, chất thải của người mắc bệnh
Bệnh virus Ebola không thể lây truyền từ một người bị nhiễm bệnh trước khi họ có những triệu chứng của bệnh.
Người đã khỏi bệnh Ebola vẫn có thể lây nhiễm cho người khác khi máu; hoặc các dịch tiết khác trong cơ thể họ vẫn còn virus Ebola; bởi máu và dịch tiết có thể vẫn nhiễm virus trong vài tuần.
Chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng bệnh Ebola lây truyền qua không khí hoặc qua vết cắn côn trùng.
Khẩu trang, găng tay, áo choàng bảo hộ, kính bảo hộ có thể ngăn lây truyền bệnh Ebola từ bệnh nhân sang người chăm sóc
3. MERS – CoV (thuộc họ CoronaviridaeMiddle East respiratory syndrome coronavirus )
Nguồn gốc: Xuất hiện năm 2012 tại Trung Đông
Gây bệnh: Hô hấp, sưng phổi và suy thận ở con người
Tỷ lệ tử vong: 30-40%.
Số lượng ca nhiễm và tử vong: Theo WHO, đến cuối tháng 5/2015 đã có 1.154 trường hợp nhiễm MERS-CoV ở 26 quốc gia trên thế giới được ghi nhận; trong đó ít nhất 434 người đã tử vong.
Nguồn gốc, Triệu chứng, Cách lây nhiễm
Nguồn gốc: Con vật truyền bệnh chính có thể là dơi; rồi truyền sang Lạc đà một bướu thỉnh thoảng lây sang con người.
Triệu chứng:
Giống cúm như sốt, ho nhẹ. Bệnh tiến triển nặng hơn dẫn đến rối loạn hô hấp, khó thở.
Một số người cũng có triệu chứng về tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Thậm chí, nhiều người mắc bệnh còn gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi, suy thận.
Truyền nhiễm:
Căn bệnh này truyền nhiễm qua con đường tiếp xúc với dịch cơ thể, đường hô hấp của người bệnh.
Ngoài ra, các loại thịt sống hoặc nấu chưa chín và sản phẩm từ sữa lạc đà chưa tiệt trùng là những nguồn lây truyền MERS tới con người.
4. SARS – Severe acute respiratory syndrome
Nguồn gốc: Xuất hiện năm 2003, Quảng Đông, Trung Quốc
Gây bệnh: Hô hấp cấp tính nặng, dẫn tới tiêu chảy, khó thở và suy thận
Tỷ lệ tử vong: 14-15% 50% bệnh nhân trên 64 tuổi.
Số lượng ca nhiễm và tử vong: Theo WHO 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới, lan 37 quốc gia
Nguồn gốc, triệu chứng, số ca nhiễm
Nguồn gốc: Theo một số nhà khoa học, vi rút gây bệnh SARS bắt nguồn từ loài cầy hương bán ở các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc
Triệu chứng:
Dấu hiệu ban đầu của hội chứng suy hô hấp cấp nặng là cúm, sốt 38°C hoặc cao hơn; theo sau đó là ớn lạnh, run rẩy, đau cơ, đau đầu, ho khan và mệt mỏi.
Nghiêm trọng hơn bao gồm viêm phổi nặng và giảm ô-xi huyết (máu không có đủ ô-xi).
Cách truyền nhiễm:
Dơi và các loài cầy hương là “thủ phạm” truyền virus này cho người qua đường hô hấp; nghĩa là bạn sẽ bị lây bệnh nếu hít phải hơi nước trong không khí chứa virus.
Bạn cũng sẽ bị lây SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng) nếu tiếp xúc gần; ví dụ như: đụng vào những vật có chứa nước bọt, nước mắt, nước tiểu và phân của người bệnh SARS.
Ôm, hôn hoặc cùng ăn uống với người nhiễm bệnh, đụng vào những vật bao gồm tay nắm cửa, điện thoại và nút bấm thang máy mà người bệnh SARS đã chạm qua cũng có thể truyền bệnh.
5. Đại dịch H5N1
Nguồn gốc: Xuất hiện năm 1997, tại Hồng Kông
Gây bệnh:
Sốt trên 380C, có thể rét run.
Ho, thường ho khan, đau ngực, khó thở, thở nhanh, tím tái.
Nghe phổi thấy có ran nổ, ran ẩm, nhịp tim nhanh, đôi khi có sốc.
Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2008, trên thế giới đã có 369 trường hợp người nhiễm virus H5N1 và trong đó 234 người đã tử vong.
Đã có 10 quốc gia châu Á và châu Âu phát hiện thấy virus H5N1.
Ngoài ra, hơn 120 triệu con chim (gia cầm) đã bị chết do nhiễm virus hoặc bị tiêu huỷ.
Nguồn gốc:
Thông thường, những virus cúm này lan truyền trên thế giới bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư; khi đó chúng là những chủng H5N1 không gây chết.
Tuy nhiên, những chủng virus này có thể bị đột biến và trở thành chủng cúm gia cầm có độc tính cao nhất từ trước đến giờ. Điều này cũng tương tự như cơ chế của chủng virus H1N1 đã gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918.
Triệu chứng:
Ở người, triệu chứng cúm H5N1 lúc mới phát bệnh cũng giống cúm thông thường; gồm sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ.
Tuy nhiên, bệnh cúm H5N1 có thể diễn tiến nặng lên với viêm phổi và các triệu chứng hô hấp nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Hiếm gặp hơn, bệnh nhân cúm H5N1 có thể có triệu chứng viêm kết mạc[5], vốn không có ở những trường hợp cúm do virus H7.
Cách lây nhiễm:
Chim bị nhiễm virus phóng thích H5N1 trong nước bọt, dịch mũi và phân. Những con khác có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết trên; hoặc khi gián tiếp qua các bề mặt bị ô nhiễm bởi các chất trên.
Các loài chim di trú là một trong những nguồn phát tán H5N1, nên virus này có nguy cơ lan rộng trên thế giới. Những đợt bùng phát cúm gia cầm thường xuất phát từ những khu vực đông đúc ở Đông Á và Đông Nam Á, nơi mà người, lợn, gia cầm sống rất gần gũi. Trong những điều kiện như vậy, virus có thể đột biến thành một dạng khả dĩ lây sang người
Nếu virus H5N1 có khả năng biến đổi gen trong môi trường tự nhiên; thì khả năng mà loại virus này có thể trực tiếp lây từ người sang người là rất lớn. Nó có khả năng xâm nhập từ người nhiễm bệnh sang người bình thường; thông qua không khí, nước bọt do người bệnh hắt hơi. Điều đó thật sự kinh khủng và có thể trở thành mối lo ngại của nhiều người.