Nhưng thông thường bạn đọc trên nhãn các loại xà phòng giúp diệt khuẩn ở Việt Nam thì không rõ hàm lượng của chúng là bao nhiêu. Nhưng cứ có hàm lượng các chất này trên nhãn là các công ty quảng cáo mạnh mẽ. Nhưng thực tế có phải cứ chứa Triclosan và Triclocarban là giúp diệt khuẩn hay không? Và với chỉ 10 giây rửa tay thì chúng có tác dụng gì không?
Triclosan cho đến nay vẫn được chứng minh là an toàn.
Tại thời điểm này, FDA không có bằng chứng cho thấy triclosan thêm vào xà phòng kháng khuẩn; sữa tắm có những lợi ích sức khỏe hơn xà phòng và nước. Người tiêu dùng lo ngại về việc sử dụng xà phòng; sữa tắm với triclosan thông thường có thể rửa bằng xà phòng và nước thông thường.
Người tiêu dùng có thể kiểm tra nhãn sản phẩm để tìm hiểu xem sản phẩm có chứa triclosan.
Như vậy sản phẩm xà phòng chứa triclosan chưa chắc gì đã tốt hơn sản phẩm xà phòng thông thường. Vậy mà trên nhãn sản phẩm của một loại xà phòng diệt khuẩn nổi tiếng của Việt Nam; có ghi nhãn chứa Triclosan/Triclocarban có tác dụng tiêu diệt 99.9% vi khuẩn; do một viện kiểm nghiệm quốc tế công nhận, chứ không phải một công trình nghiên cứu nào cả. Vậy mà truyền thông và cơ quan chức năng và nhiều triệu người tiêu dùng vẫn tin và sử dụng.
Không những vậy, họ còn khẳng định sạch vi khuẩn trong 10 giây?
2. Rửa tay sạch vi khuẩn trong 10 giây có thật sự đúng hay không?
Theo chuyên gia, rửa tay sạch vi khuẩn trong 10 giây như quảng cáo của các loại xà phòng là khó có thể thực hiện. Thời gian ít nhất để rửa tay sạch với xà phòng là 1 phút.
Quảng cáo “XÀ PHÒNG diệt sạch 99,9 vi khuẩn chỉ trong 10 giây”; đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc vì tác động không tốt tới nhận thức của trẻ. Sau khi xem quảng cáo này, một số trẻ đã cãi lại thầy cô; bố mẹ vì trước đó họ đã hướng dẫn trẻ rửa tay theo quy cách, thời gian của Bộ Y tế.
Đoạn quảng cáo ghi hình ảnh của một bé trai chừng 3 – 5 tuổi; làm gì cũng nhanh, cũng vội vàng và sự xuất hiện của dung dịch rửa tay XÀ PHÒNG với lời của nhân viên y tế: “XÀ PHÒNG diệt sạch 99,9 vi khuẩn chỉ trong 10 giây”.
Ý kiến của người dân
Chị Nguyễn Thị Ánh (Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết; sau mấy lần xem đoạn quảng cáo trên, cô con gái 5 tuổi nhà chị liền mang lời nhân viên y tế trong clip ra “cãi lý” với chị khi chị nhắc con phải rửa tay cho sạch.
“Tôi và cô giáo ở lớp đều dạy cháu cách rửa tay theo đúng quy trình của Bộ Y tế hướng dẫn và cháu làm rất tốt. Nhưng sau khi xem đoạn quảng cáo XÀ PHÒNG, cháu chỉ xoa xoa vài cái rồi xả qua nước. Khi tôi nhắc cháu phải rửa kỹ, cháu liền phản ứng” thế là sạch rồi mẹ ạ. Chú bác sĩ trong ti vi nói chỉ cần 10 giây thôi mà. Tôi phải mất mấy ngày kèm cặp, cháu mới chịu rửa”, chị Ánh kể.
Chị Nguyễn Thị Hoa, Đông Anh, Hà Nội; cũng tỏ vẻ bức xúc trước sự quảng cáo quá đà của sản phẩm dung dịch rửa tay XÀ PHÒNG.
“Những đứa trẻ chưa đủ nhận thức; phân biệt được điều đó và chúng luôn cho rằng những gì chiếu trên ti vi là thật. Do đó, những quảng cáo quá đã sẽ ảnh hưởng không tốt tới nhận thức của trẻ”, chị Hoa nói.
Để rửa tay sạch với xà phòng, nước rửa tay cần ít nhất 1 phút và theo đúng quy định.
3. Rửa tay phải mất ít nhất là 1 phút trở lên
Bà Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tu Na; Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng: Khó có thể rửa sạch tay chỉ trong 10 giây như quảng cáo của XÀ PHÒNG.
“Rửa tay trong 10 giây tức là chỉ đếm từ 1 – 10 là xong; không có loại vi khuẩn nào chết nhanh như thế. Quảng cáo này khác hẳn phương pháp cô giáo hướng dẫn trẻ ở lớp. Như vậy sẽ tạo hai luồng thông tin trái chiều và trẻ chưa thể đủ nhận thức đâu đúng; đâu sai nên nảy sinh mâu thuẫn”, bà Bưởi phân tích.
Bà Bưởi thẳng thắn: “Người viết quảng cáo chỉ đứng trên mục đích làm sao thật ấn tượng; để thấy được sức mạnh của chất tẩy rửa mà chưa thấy được cái không phù hợp với khoa học ở kịch bản đó. Lẽ ra trước khi làm quảng cáo, họ phải tìm hiểu ở trường cô giáo dạy trẻ rửa tay như thế nào; hoặc ít ra phải suy luận rửa tay như thế nào thì sạch và thử đếm xem trong 10 giây có thực hiện được không”.
Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM;
Quy trình rửa tay thông thường phải tuân theo 6 bước; theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời gian phải mất ít nhất là 1 phút trở lên nếu thành thục. Nếu chỉ kịp xối nước làm ướt 2 bàn tay cũng mất gần 10 giây; chưa kể thời gian xát xà phòng, rồi rửa lại bằng nước sạch. Trừ trường hợp sát khuẩn nhanh bàn tay bằng cồn 70 độ; hoặc các chế phẩm thương mại tương tự cồn như Clincare, Aniospray… Như vậy, XÀ PHÒNG phải đưa ra một quy trình rửa tay nhanh 10 giây đủ đảm bảo yêu cầu của Bộ Y tế; hoặc là chứng minh XÀ PHÒNG có tính sát khuẩn nhanh như cồn 70 độ thì mới thuyết phục được người tiêu dùng.
Để rửa tay sạch với dung dịch tẩy rửa cần ít nhất 1 phút và theo đúng quy trình. Tức là thời gian đó phải đủ để cọ đi cọ lại mu bàn tay, lòng bàn tay; các kẽ tay và xả nước rửa sạch dung dịch trên tay. Nếu xả nước không sạch thi chẳng những vi khuẩn mà chất tẩy rửa còn đi vào cơ thể; làm hại niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột, gây các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
4. Xà phòng diệt khuẩn vô dụng vì chúng ta rửa tay quá vội
Xà phòng diệt khuẩn vô nghĩa vì; hầu hết mọi người đều sử dụng không đúng cách, một nghiên cứu mới cho biết.
Sản phẩm xà phòng diệt khuẩn ngày càng trở nên phổ biến; nhưng chúng thực sự ít hoặc không có tác dụng như mong muốn vì nhiều người rửa tay quá vội.
Tiến sĩ Rolf Halden, Trung tâm an ninh môi trường; Đại học bang Arizona (Mỹ) cho biết; xà phòng rất hữu ích ở bệnh viện – nơi mọi người biết cách sử dụng; nhưng nó lại vô nghĩa khi ở trong các gia đình.
Xà phòng diệt khuẩn vô dụng vì chúng ta rửa tay quá vội
Theo ông, để giết vi khuẩn, mọi người cần rửa tay với xà phòng diệt khuẩn khoảng 20-30 giây; nhưng hầu hết chúng ta chỉ làm việc này trong khoảng thời gian trung bình là 6 giây. Kết quả là, xà phòng diệt khuẩn sẽ chẳng hiệu quả hơn những loại xà bông khác. Tiến sĩ Halden nhấn mạnh thêm, khi đó, các loại vi trùng còn có thể thích ứng với các thành phần kháng khuẩn trong xà phòng, và kháng lại.
Ông tin là điều này thậm chí làm tăng khả năng kháng kháng sinh – điều gây thêm khó khăn cho các bác sĩ khi điều trị nhiễm khuẩn. Tiến sĩ Halden cũng cảnh báo, có một số bằng chứng cho thấy các hóa chất trong xà phòng diệt khuẩn có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormone của người dùng.
Suốt 20 năm qua, số sản phẩm chứa triclosan và triclocarban – hóa chất kháng khuẩn – đã tăng vọt.
Và hệ quả là, 3/4 dân số Mỹ hiện nay có các hóa chất này trong nước tiểu.
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đang bắt đầu kiểm soát việc sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn. Họ cho biết sẽ phải loại bỏ tất cả các sản phẩm; trừ phi nhà sản xuất có thể chứng minh chúng vừa hiệu quả, vừa an toàn cho người sử dụng.
“Động thái của FDA là một bước tiến quan trọng và cần thiết trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các loại kháng sinh; ngăn ngừa sự tiếp xúc không cần thiết của người dân với các hóa chất tiềm ẩn nguy cơ gây hại và ảnh hưởng tới nội tiết; hạn chế sự gia tăng và tích tụ các chất kháng khuẩn trong môi trường”, tiến sĩ Halden nói.
Thông qua bài viết này, chúng tôi mong muốn gia đình có thêm thông tin về các sản phẩm tiêu dùng gia đình hàng ngày. Những nhân viên giúp việc nhà theo giờ cần rửa tay cho em bé đúng theo quy trình của bộ y tế kéo dài 1 phút. Chỉ cần sử dụng các loại xà phòng rửa tay thông thường với nước sạch.