Cập nhật Bài Viết “Hướng dẫn quy trình vệ sinh bếp nhà hàng” lần cuối ngày 29 tháng 08 năm 2023Tại Công ty vệ sinh xanh TKT Clean
Để khách hàng trải nghiệm, tận hưởng một bữa ăn ngon, ngoài việc có không gian được trang trí đẹp thì việc vệ sinh thực phẩm cần phải ưu tiên. Đây chính là một trong những tiêu chí được nhiều nhà hàng thu hút khách hàng. Không gian nhà bếp chế biến thức ăn cần giữ sạch sẽ, gọn gàng để chế biến nhưng món ăn vừa ngon vừa vệ sinh. Cách vệ sinh khu vực này cần có quy trình rõ ràng, đúng quy chuẩn phục vụ của nhà hàng.
1. Lý do nên vệ sinh vệ sinh bếp nhà hàng định kỳ
Vệ sinh nhà hàng nói chúng, nhà bếp nói riêng. Các khu vực, dụng cụ, thiết bị nấu nướng giúp hình ảnh địa điểm kinh doanh của bạn chuyên nghiệp, tạo sự ấn tượng, thu hút khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bề mặt tường, sàn, bàn… để làm sạch toàn diện, đảm bảo vệ sinh nơi chế biến thức ăn.
Trong quá trình vệ sinh nhà bếp nhà hàng cần sử dụng đúng loại hóa chất phù hợp. Nhà bếp, vật dụng sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho đầu bếp tạo ra những món ăn ngon. Đồng thời điều này đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vệ sinh vật dụng nấu nướng định kì và bảo quản đúng cách. Giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí mua các dụng cụ, kéo dài tuổi thọ sử dụng của nó. Làm tăng thêm hình ảnh chuyên nghiệp của nhà hàng. Khiến cho khách hàng có cái nhìn tốt, tích cực về nhà hàng.
2. Vệ sinh bếp nhà hàng bao lâu một lần?
Vệ sinh khu bếp nhà hàng nói chung và các máy móc, thiết bị nấu nướng nói riêng. Ta cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không gian sạch sẽ, loại bỏ dầu mỡ tích tụ gây mất thẩm mỹ.
Các vật dụng như bếp ga, bếp điện, bình chữa cháy, máy hút khói, nồi áp suất, tủ lạnh… cần có lịch kiểm tra và vệ sinh theo tuần, tháng, quý… Đối với bàn ghế, nồi, dao, chén, bát… cần được lau dọn mỗi ngày, đặc biệt sau khi nấu nướng xong.
Tìm hiểu thêm: Top 6 nước tẩy rửa dầu mỡ nhà bếp hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.
3. Các quy tắc cần biết để vệ sinh bếp nhà hàng
Với những nơi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, ăn uống việc đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm do Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm đặt ra. Nếu nhà hàng của bạn không đtạ tiêu chuẩn trong việc kiểm tra vệ sinh thường xuyên của FSA, thì việc đóng cửa cho đến khi giải quyết vấn đề. Trường hợp tệ hơn là bạn có thể bị thu hồi giấy phép.
Ngoài ra, với thời đại mạng xã hội phát triển, việc chia sẻ thông tin nhanh chóng với facebook, tiktok… Các người có sức ảnh hưởng trên mạnh xã hội chia sẻ trải nghiệm ở quán ăn, nhà hàng cũng góp phần thúc đẩy doanh thu, danh tiếng. Tuy nhiên, nhà hàng, quán ăn của bạn không đảm bảo vệ sinh, nó được chia sẻ rộng rãi, mang đến hệ lụy cực lớn.
Vệ sinh tốt khi dựa trên bốn chữ C về vệ sinh thực phẩm: nấu ăn, làm lạnh, nhiễm chéo và làm sạch. Việc vệ sinh sạch sẽ, kĩ lưỡng giú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho khách hàng khi ăn, giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Tại sao nên sử dụng nước tẩy rửa nhà bếp Nhật? TẠI ĐÂY.
4. Quy trình vệ sinh bếp nhà hàng đạt chuẩn vệ sinh
Tùy vào từng khu vực và vật dụng trong nhà bếp có những phương pháp vệ sinh khác nhau. Quy trình thường thấy khi làm sạch các vết bẩn nói chung:
Khu vực sàn nhà
Sàn nhà bếp chủ yếu tập trung các vết bẩn như dấu chân bùn đất in lên, nước đặc biệt là dầu mỡ, vụn thức ăn rơi… Tuy vậy, nó rất khó vệ sinh do nhân viên di chuyển liên tục.
Để giữ vệ sinh để chế biến thức ăn, tạp vụ cần giữ vệ sinh, lau sàn liên tục. Thường xuyên lau chùi, quét dọn các lối ra vào, bàn ghế để giữ sạch sẽ.
Với các vết bẩn cứng đầu, phải sử dụng các loại hóa chất lau sàn để làm sạch. Nếu sàn bám quá nhiều dầu lâu ngày thì bạn có thể sử dụng máy chà sàn để làm sạch cũng như đánh bóng sàn.
Tìm hiểu thêm: Làm sạch gạch men ố vàng bằng dung dịch tẩy rửa nền gạch TẠI ĐÂY.
Khu vực ăn uống, bàn ghế
Khách hàng sẽ đặt chân đến khu vực này và có những đánh giá đầu tiên về nhà hàng. Khu vực này được vệ sinh sạch sẽ giúp tăng hảo cảm, được đánh giá tích cực cho nhà hàng. Khu vực này bám nhiều chất dầu mỡ, thức ăn thừa, vụn rơi của khách hàng. Hơn nữa, việc vệ sinh cũng cần được thực hiện nhanh chóng và sạch sẽ nhất có thể để đón khách mới.
Để dọn rác, vụn thức ăn… nhanh chóng mà không mất nhiều công sức, ta nên dùng máy hút bụi. Nó có thể làm sạch nhiều ngõ ngách.
Vệ sinh khu vực nhà bếp
Khu vực này cần phải vệ sinh thật kĩ, đúng cách, những dụng cụ bếp phải được rửa sạch sẽ. Bởi chúng có thể gây ra tình trạng ngộ độc cho khách hàng. Khi tẩy rửa dụng cụ nấu nướng nên sử dụng chất tẩy rửa an toàn, trung tính. Sau đó làm sạch nhiều lần dưới nước sạch. Đồng thời, chúng cần được khử trùng thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi sử dụng chất tẩy rửa trung tính TẠI ĐÂY.
5. Hướng dẫn vệ sinh thiết bị nấu ăn
Các khu vực trong nhà bếp yêu cầu vệ sinh khác nhau, do các bộ phận khác nhau thực hiện. NHững khu vực hay thiết bị thường xuyên dùng nấu nướng nhất thì sẽ được vệ sinh thường xuyên nhất. Với những khu vực động lạnh, cất giữ thực phẩm hay là nơi sơ chế, chế biến thức ăn. Điều này phải được lưu ý hơn cả.
Cách vệ sinh thiết bị gia dụng
Lò nướng, lò vi sóng và vỉ nướng:
Bất cứ vật dụng nào trong nhà bếp không chỉ riêng lò nướng hay vỉ nướng. Hai thiết bị này có đặc tính bám nhiều dầu mỡ, vết đen cháy của thức ăn. Nó rất khó tẩy rửa khi bám nhiều lớp, chà rửa thông thường tốn nhiều công sức. Đồng thời, nó có thể gây mùi khét, ôi thiu. Bạn cần làm sạch bên trong lẫn bên ngoài bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa. Bạn nên vệ sinh lò nướng một tuần/ lần.
Tìm hiểu thêm: Top 5 dung dịch vệ sinh bếp ga nhanh, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.
Máy pha cà phê :
Nên được làm sạch bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Tuy nhiên, với những loại máy móc tiếp xúc với thành phẩm cuối cùng, nên chọn loại hóa chất an toàn, tốt nhất từ tự nhiên. Xả kĩ, nhiều lần bằng nước nóng. Bạn nên vệ sinh mỗi tuần một lần.
Ấm đun nước:
Ấm đun nước và nồi hấp, nồi áp suất nên được làm sạch và tẩy cặn mỗi tháng một lần. Nếu kĩ hơn nữa thì mỗi tuần một lần nếu bạn có nhiều món ăn, đồ uống nóng mỗi ngày.
Tủ lạnh:
Nên vệ sinh nó thường xuyên, làm sạch sâu mỗi tuần một lần. Tủ lạnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Không những thường xuyên lau tủ mà tìm cách khử mùi cho tủ lạnh, tủ đông, kho đông lạnh.
Máy hút mùi, lỗ thông hơi và ống xả:
Hệ thống thông gió, máy hút mùi bị tắc gây ảnh hưởng đến phần còn lại của nhà bếp. Nó sẽ không hút mùi, hút khói không có môi trường làm việc tốt. Bạn nên thường xuyên vệ sinh chúng. Với những máy móc có tính phức tạp cao thì bạn nên sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Cách tẩy dầu mỡ trên máy hút mùi hiệu quả TẠI ĐÂY.
Vệ sinh bồn rửa và khu vực rửa tay:
Sau một thời gian sử dụng, ống cống có thể bị tắc nghẽn do kẹt vật gì đó. Trên thị trường có nhiều sản phẩm hóa chất thông cống. Cách tốt nhất bạn nên sử dụng một màng lưới để ngăn không để đồ ăn gây nghẹt cống. Để ngăn mùi từ cống thì vệ sinh cống của nhà bếp một vài tuần một lần bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, sau đó xả chúng ra bằng nước nóng.
6. Mua sản phẩm vệ sinh bếp nhà hàng chính hãng ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh?
TKT CLean là chuyên phân phối các sản phẩm máy vệ sinh công nghiệp, hóa chất vệ sinh, dụng cụ vệ sinh… của các thương hiệu hàng đầu Italia, Nhật Bản, Trung Quốc…như MLee, Lavor, Ecosophy…. Chúng tôi cung cấp những sản phẩm chính hãng với giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Chúng tôi cung cấp dịch vụ vệ sinh, làm sạch dành cho Văn Phòng, Công Ty, Tòa Nhà, Khu Thương Mại, Trường Học, Bệnh Viện, Nhà Máy một cách chuyên nghiệp và kĩ lưỡng đồng thời hỗ trợ khách hàng tối đa bởi những nhân viên đầy kinh nghiệm, làm việc chăm chỉ, tận tụy. Chần chừ gì mà không bấm nút MUA NGAY hoặc để nhận tư vấn miễn phí với mức giá ưu đãi, vui lòng liên hệ đến số HOTLINE sau đây.
09.09.05.80.20
Công Ty Dịch Vụ Vệ Sinh Xanh TKT Clean®
Trụ sở: 116/34 Đường 17, Khu phố 5, phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
– Vệ sinh nhà hàng, dụng cụ, thiết bị nấu nướng giúp hình ảnh địa điểm kinh doanh của bạn chuyên nghiệp, tạo sự ấn tượng, thu hút khách hàng. – Nhà bếp, vật dụng sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho đầu bếp tạo ra những món ăn ngon. Đồng thời điều này đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. – Giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí mua các dụng cụ, kéo dài tuổi thọ sử dụng của nó.
Vệ sinh bếp nhà hàng bao lâu một lần?
Các vật dụng như bếp ga, bếp điện, bình chữa cháy, máy hút khói, nồi áp suất, tủ lạnh… cần có lịch kiểm tra và vệ sinh theo tuần, tháng, quý… Đối với bàn ghế, nồi, dao, chén, bát… cần được lau dọn mỗi ngày, đặc biệt sau khi nấu nướng xong.