Cập nhật Bài Viết “ Nội quy nhà xưởng và Nội quy vệ sinh nhà xưởng, nhà máy tại các khu công nghiệp ” lần cuối ngày 19 tháng 10 năm 2022 Tại Địa điểm công ty vệ sinh TKT Clean
Để duy trì hoạt động của một nhà xưởng. Thì không thể thiếu nội quy nhà xưởng và nội quy vệ sinh nhà xưởng, nhà máy. Hôm nay TKT Clean sẽ cung cấp cho bạn bản nội quy nhà xưởng và nội quy vệ sinh nhà xưởng, nhà máy tại các khu công nghiệp mới nhất 2022. Cùng xem chi tiết bài viết dưới đây nhé.
1. Nội quy nhà xưởng là gì ?
Nội quy nhà xưởng là những quy định chung đặt ra để ổn định trật tự của nhà xưởng. Và điều chỉnh các mối quan hệ và hạn chế các vấn đề tiêu cực phát sinh. Có thể hiểu nội quy nhà xưởng là văn bản do người sử dụng ban hành, quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động.
Để xây dựng một bản nội quy nhà xưởng đúng nghĩa và tiêu chuẩn. Thì cần trải qua một quá trình phức tạp, cần trình độ pháp lý cao và phải thường xuyên được cập nhật. Người xây dựng nội quy cần phải có kinh nghiệm và chuyên môn về lĩnh vực nhà xưởng. Bản nội quy phải được trình bày một cách ngắn gọn, chi tiết và đầy đủ những quy định cần thiết, đặt ở những nơi dễ thấy.
2. Nội quy vệ sinh nhà xưởng là gì ?
Cũng giống như nội quy nhà xưởng. Nội quy vệ sinh nhà xưởng còn giúp cho người lao động hình thành nên một ý thức chung về vấn đề vệ sinh nơi làm việc. Đặt biệt đối với các nhà xưởng liên quan đến chế biến thực phẩm luôn đề cao an toàn thực phẩm lên hàng đầu thì việc đặt ra quy định là việc vô cùng quan trọng.
Những nội quy vệ sinh nhà xưởng trên góp phần đảm bảo công việc làm sạch được vận hành một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vệ sinh nhà xưởng là một công việc tốn khá nhiều nhân lực, thời gian và chi phí. Vậy nên bạn có thể liên hệ với công ty vệ sinh nhà xưởng chuyên nghiệp như TKT Clean. Để có được giải pháp tốt nhất, tiết kiệm thời gian cùng với chi phí hợp lý nhất.
3. Mẫu nội quy nhà xưởng
GIỜ LÀM VIỆC
– Đi làm đúng giờ quy định: Sáng: 7h30 đến 12h
– Chiều: 13h đến 17h30’
– Nếu có tăng ca: Tối: 18h15 đến 21h.
– Đi làm trễ hoặc về sớm 2 lần = 1 BKĐ (Bản kiểm điểm)
– Thời gian làm việc trong ngày:
Một tuần làm 6 ngày từ thứ 2 và thứ 7
Nếu công việc cấp bách, cần hàng gấp: Công ty điều động tăng ca thì phải thực hiện tăng ca.
Một tháng chỉ được nghỉ phép 1 ngày.
Nghỉ phép phải viết đơn xin phép trước 03 ngày và phải được BGĐ cho phép thì mới được nghỉ.
– Nghỉ không phép, tự ý nghỉ: vi phạm = 1 BKĐ.
– Nếu muốn thôi việc thì phải viết đơn xin nghỉ trước tối thiểu 1 tuần. Đơn được xem xét chấp thuận cho nghỉ vào ngày nào thì nghỉ vào ngày đó và sẽ được thông báo ngày giờ nhận lương.
– Nếu tự ý thôi việc, nhân viên sẽ không được nhận lương của những ngày làm việc vừa qua.
TÁC PHONG
– Luôn mặc quần áo tươm tất, ủi thẳng khi đi làm.
– Nghiêm túc trong khi làm việc.
– Không tụ tập, nói chuyện, đùa giỡn trong xưởng.
– Không ăn vặt trong giờ làm việc.
– Không cãi nhau xích mích giữa các nhân viên, nói xấu nhân viên khác, nói xấu cấp trên, lãnh đạo.
– Không có hàng vi gian lận, tham lam.
– Không sử dụng điện thoại cho việc riêng trong giờ làm việc.
– Không được để người lạ vào xưởng.
– Thái độ tuyệt đối lễ phép.
Vi phạm 1 lần = 1 bảng kiểm điểm
BẢO QUẢN TÀI SẢN
– Luôn bảo quản những vật dụng làm việc 1 cách tốt nhất.
– Tránh gây mất tài sản của công ty.
– Kiểm tra những vật dụng hàng ngày thuộc quyền quản lý của mình.
– Báo cáo những sự mất mát, vỡ, gẫy những vật dụng sắp hư hoặc hết hạn sử dụng.
– Không bao giờ để BGĐ phát hiện ra vật đó hư mất.
– Coi tài sản đó như tài sản của mình.
– Khi có ai mượn bất cứ vật dụng gì đều phải ghi vào sổ, ký tên rõ ràng.
– Không cố tình làm hư tài sản của công ty.
– Không mang tài sản của công ty ra khỏi xưởng khi chưa có sự cho phép của quản lý hoặc của BGĐ.
– Những vật dụng đã hết hoặc trang bị thêm, cần phải trình lại vật dụng cũ rồi mới được cấp vật dụng mới.
– Vi phạm 1 lần = 1 BKĐ.
– Những trường hợp gian dối, tham lam, lợi dụng công ty, vụ lợi cá nhân, vi phạm 1 lần = đuổi việc vô điều kiện
GIỮ GÌN BÍ MẬT CÔNG TY
– Không được đem bất cứ mẫu mã nào của công ty ra khỏi xưởng.
– Không được tiết lộ thông tin của xưởng ra ngoài.
– Vi phạm 1 lần = 2 BKĐ.
4.Nội quy vệ sinh nhà xưởng
4.1. Mẫu nội quy vệ sinh nhà xưởng
Điều 1: Trong suốt giờ làm việc nhân viên cần phải sử dụng đầy đủ những trang bị bảo hộ lao động mà công ty đã cung cấp.
Điều 2: Nhân viên cần làm vệ sinh nhà xưởng theo đúng theo trình tự và quy định đã được đưa ra, không được làm lộn xộn hay ngược lại các quy trình.
Điều 3: Phải kiểm tra tất cả các máy móc, thiết bị và các dụng cụ lao động được công ty cung cấp trước khi giao đến địa điểm thi công. Nếu phát hiện không sử dụng được hay hư hỏng thì phải báo gấp để đổi mới. Tránh tình trạng trong quá trình làm việc thì thiết bị bị hư hỏng giữa chừng ảnh hưởng đến tiến độ thi công công việc.
Điều 4: Nhân viên phải đi làm đúng vị trí, làm đúng giờ và công việc được giao.
Điều 5: Không được tự ý làm vệ sinh máy móc thiết bị có trong nhà xưởng khi chưa am hiểu về nó.
Điều 6: Không được vận hành thiết bị chuyên dụng để vệ sinh nhà xưởng khi chưa được trang bị kiến thức vận hành, sửa chữa và an toàn cũng như quy trình hoạt động của máy.
Điều 7: Các nhân viên buộc phải tham gia các buổi tập huấn đào tạo về quy trình làm sạch nhà xưởng và tham gia phổ cập kiến thức về những loại máy móc thiết bị vệ sinh và máy móc có trong các nhà xưởng.
Điều 8: Tất cả các nhân viên cần phải tuân thủ các quy định đã đặt ra của công ty trong suốt quá trình làm việc. Nếu vi phạm sẽ có các hình thức kỷ luật nghiêm khắc.
4.2. Các khu vực cần chú ý trong nội quy vệ sinh nhà xưởng
Một nhà xưởng bình thường cho dù quy mô nhỏ hay lớn đều có rất nhiều khu vực cần được vệ sinh. Vậy nên rất có thể bỏ soát một vài nơi và có một số nơi rất quan trọng cần thiết phải vệ sinh để nhà xưởng trở nên thoáng mát, sạch sẽ và có bầu không khí trong lành để công nhân thực hiện tốt công việc của mình. Sau đây TKT Clean liệt kê một số khu vực cần chú ý vệ sinh nhà xưởng
Trần nhà xưởng: cần được làm sạch màng nhện bám trên trần, bụi bẩn, các thanh đà lớn, nhỏ.
Tường nhà xưởng: cần vệ sinh màng nhện, bụi.
Hệ thống hộp đèn, máng đèn và đèn.
Hệ thống quạt trần, quạt công nghiệp, quạt thông gió.
Vệ sinh kính, alu.
Vệ sinh sàn nhà xưởng.
5. Quy trình theo nội quy vệ sinh nhà xưởng tiêu chuẩn của TKT Clean
Để vệ sinh nhà xưởng thì nhân viên tạp vụ tại TKT Clean luôn được trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị như: máy chà sàn, máy lau sàn công nghiệp,… hay các loại nước tẩy rửa và trang phục bảo hộ lao động.
Quy trình vệ sinh nhà xưởng tại TKT Clean gồm các bước sau:
Bước 1: Khảo sát thực tế
Sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng. Chúng tôi sẽ cử giám sát đến khảo sát thực tế nhà xưởng. Từ diện tích quy mô nhà xưởng hẹp hay rộng cũng như chỗ nào khó vệ sinh, sử dụng dụng cụ nào phù hợp… Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu kỹ các quy tắc an toàn của Nhà xưởng. Để không gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của nhà xưởng. Sau đó lên kế hoạch chi tiết cho từng khu vực và báo giá vệ sinh nhà xưởng cho khách hàng.
Bước 2: Chuẩn bị các trang thiết bị
Sau khi khảo sát xong. chúng tôi sẽ tiến hành chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh, trang thiết bị gồm; Máy áp lực, máy hút bụi, giẻ lau, máy đánh bóng sàn, hoá chất… cũng như thiết bị an toàn lao động.
Bước 3: Tập trung nhân công
Việc tiếp theo là tập trung nhân công. Phân chia công việc cho từng vị trí, từng người. Hướng dẫn, phân phát và nhắc nhở các dụng cụ cần thiết.
Sau đó chuẩn bị công tác cần thiết như: bắt giàn giáo (nếu cần), kể cả giăng dây cảnh báo xung quanh khu vực vệ sinh. Để tránh dính nước, bụi bẩn trong nhà xưởng chúng tôi sẽ dùng bạt để che phủ máy móc.
Bước 4: Phân chia công việc, thực hiện vệ sinh
Theo nguyên tắc vàng vệ sinh “ từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài” Chúng tôi sẽ phân chia thành 4 đội để thực hiện các công việc cụ thể như sau:
Đội 1: Thực hiện phụ trách vệ sinh quét trần nhà xưởng và quét mạng nhện.
Đội 2: Thực hiện phụ trách việc lau vách nhà xưởng.
Đội 3: Thực hiện phụ trách lau dọn thiết bị và máy móc nhà xưởng.
Đội 4: Thực hiện phụ trách vệ sinh sàn nhà xưởng.
Bước 5: Nghiệm thu công việc
Sau khi đã hoàn tất các bước vệ sinh. Cần phải có bước nghiệm thu và đánh giá công việc như; các máy móc nhà xưởng và trang thiết bị đã được làm sạch hay chưa? Có còn dính mạng nhện hay bụi bẩn ở trên trần nhà hay sàn nhà không?
Hoàn tất quy trình về nội quy vệ sinh nhà xưởng chính là tất cả các thiết bị và vật dụng trong nhà xưởng đã gọn gàng và sạch sẽ.
6. Một số câu hỏi liên quan
Nội quy vệ sinh nhà xưởng là gì ?
Nội quy nhà xưởng là những quy định chung đặt ra để ổn định trật tự của nhà xưởng. Và điều chỉnh các mối quan hệ và hạn chế các vấn đề tiêu cực phát sinh. Có thể hiểu nội quy nhà xưởng là văn bản do người sử dụng ban hành, quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động.
Nội quy vệ sinh nhà xưởng là gì ?
ũng giống như nội quy nhà xưởng. Nội quy vệ sinh nhà xưởng còn giúp cho người lao động hình thành nên một ý thức chung về vấn đề vệ sinh nơi làm việc.
Các khu vực cần chú ý trong nội quy vệ sinh nhà xưởng bao gồm ?
Trần nhà xưởng: cần được làm sạch màng nhện bám trên trần, bụi bẩn, các thanh đà lớn, nhỏ. Tường nhà xưởng: cần vệ sinh màng nhện, bụi. Hệ thống hộp đèn, máng đèn và đèn. Hệ thống quạt trần, quạt công nghiệp, quạt thông gió. Vệ sinh kính, alu. Vệ sinh sàn nhà xưởng.
Tổng kết
Thông qua bài viết “ Nội quy nhà xưởng và Nội quy vệ sinh nhà xưởng, nhà máy tại các khu công nghiệp”. TKT Clean đã cung cấp định nghĩa cơ bản và những nội quy nhà xưởng, nội quy vệ sinh nhà xưởng. Đưa đến cái nhìn trực quan đến khách hàng. Tạo nên cơ sở để khách hành có cái nhìn khách quan đến dịch vụ vệ sinh nhà xưởng. TKT Clean sẽ luôn cập nhập thêm thông tin về ngành nghề vệ sinh nhà xưởng nói riêng và dịch vụ vệ sinh nói chung. Theo dõi TKT Clean để nhận được thông tin bổ ích hàng ngày.