Nếu đã từng bất ngờ vì biết giá bán của một khay quả tầm bóp tại Nhật Bản – loại quả hoang dại ở Việt Nam là 700.000 đồng/kg, thì chắc chắn khi biết rằng một loại rau dại xuất khẩu nữa mà người Việt đang “lãng quên” được người dân ở rất nhiều nước săn lùng. Nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ khi những cây quả này mọc hoang dại ven đường ở Việt Nam, không hề được để ý đến, nhưng ở nước ngoài những loại cây rau dại này lại được coi như vị thuốc quý, bán với giá cực đắt đỏ. Đó là những loại rau dại gì? Và công dụng như thế nào? Tại sao lại bán được giá cao như vậy? Và làm cách nào để các loại rau dại đủ tiêu chuẩn để được xuất khẩu sang các thị trường khó tính?
1. Cây tầm bóp.
Là quả dại Việt Nam, tầm bóp có giá 700 nghìn đồng/kg ở Nhật Bản
Mô tả:
Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới. Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Tầm bóp mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Tầm bóp là cây thân thảo, cao từ 50 – 90cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh. Quả tầm bóp mọng, tròn, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có đài bao quanh bên ngoài, nhiều hạt. Tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm, các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.
Công dụng của cây tầm bóp:
Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Trong các bữa tiệc chung vui gia đình, bạn bè, tầm bóp cũng xuất hiện cùng với món lẩu. Tầm bóp không chỉ sạch mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vì tính mát của rau nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.
Giá trị nhất của cây tầm bóp là quả tầm bóp. Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp vỏ bọc mỏng, giống hình lồng đèn nên ở một vài nơi, tầm bóp còn được gọi là cây đèn lồng hay thù lù cạnh. Kho bóp quả tầm bóp, vỏ bọc của quả bị thủng sẽ phát ra tiếng bốp nghe rất vui tai. Theo Đông y, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm.
Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,… Tầm bóp còn được dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.
Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.
Tầm bóp được người Nhật mua về làm thuốc hoặc dành cho những người ăn kiêng
2. Cây càng cua.
Rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá… Tại Việt Nam, loại cây rau dại này chủ yếu được lấy về làm thức ăn gia súc…Thế nhưng ở các nước Châu Âu, rau càng cua lại rất được ưa chuộng, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn vì những lợi ích y học kỳ diệu của nó. Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, đau nhức cơ khớp, tiểu đường…Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…
Mô tả:
Cây càng cua (tên khoa học: Peperomia pellucida, thuộc họ Piperaceae) còn có các tên gọi khác như rau tiêu, đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, cương hoa thảo, tiểu quỷ châm, thích châm thảo.
Cây càng cua là loài thân thảo, bò lan khi trưởng thành với độ cao khoảng 20 – 30 cm, thân và lá (hình trái tim) chứa nhiều nước, nhẵn bóng, hơi có nhớt và có màu xanh trong mơn mởn, nhìn rất bắt mắt. Hoa càng cua mọc thành chùm, nhìn như những tua nhỏ (giống tua quả mồng tơi nhưng nhỏ hơn rất nhiều), quả tròn mọng. Loại rau này thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt như khu vực gần sàng nước, bờ ao, chân tường…
Công dụng của cây càng cua:
Thông thường, rau càng cua được dùng để ăn sống hoặc làm gỏi, bóp giấm, nấu canh, chấm cá kho, ăn cùng sốt cà chua hay xào tỏi… với vị chua tự nhiên và công dụng thanh mát. Không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng (chứa nhiều vitamin C, sắt, ka li, ma giê, can xi… nên tốt cho máu và tim mạch, đồng thời giúp giảm cân), cây càng cua còn được dùng như một thảo dược với nhiều công dụng quý.
Toàn cây càng cua đều được dùng làm thuốc. Theo đông y, cây càng cua có công dụng tán ứ, chỉ thống, điều trị bầm tím, đau tức, chấn thương do đòn ngã. Dân gian còn dùng rau càng cua để thanh nhiệt, giảm mụn nhọt, viêm họng (giã nát khoảng 100 g rau tươi rồi vắt lấy nước uống) và điều trị tiểu buốt (sắc lấy nước uống). Tuy nhiên, thường thì người ta sử dụng cây càng cua để làm thành các món ăn kết hợp điều trị bệnh. Dân gian cũng dùng lá càng cua tươi, giã nát rồi đắp để điều trị đau đầu, ghẻ lở, giúp giảm mụn trứng cá và mụn nhọt.
Những kết quả nghiên cứu đáng chú ý về rau càng cua:
Kháng khuẩn, chống oxy hóa: Theo Tạp chí Dược điển (Pharmacognosy magazine), chiết xuất tinh dầu từ thân và lá càng cua có đặc tính kháng khuẩn E. coli, họ vi khuẩn đường ruột, Tụ cầu vàng và kiểm soát stress oxy hóa.
Điều trị tiểu đường, cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới: Theo Tạp chí Nghiên cứu y sinh quốc tế (International Journal of Biomedical Research), kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ cây càng cua làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện số lượng cũng như chất lượng tinh trùng. Do đó, rau càng cua được xem là có tiềm năng điều chế thành thuốc điều trị tiểu đường và cải thiện khả năng sinh sản của nam giới.
Điều trị ung thư vú: Theo tạp chí Khoa Y, Đại học Y tế Tehran, Iran (Acta Medica Iranica), chiết xuất từ lá rau càng cua không chỉ kháng khuẩn, chống oxy hóa mà còn có khả năng chống ung thư biểu mô tuyến vú ở người.
Điều trị hồng cầu lưỡi liềm: Theo Tạp chí Dược lý và dược phẩm châu Phi (African journal of Pharmacy and Pharmacology), chiết xuất lá càng cua còn có vai trò và tiềm năng trong điều trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
Tái tạo xương: Theo Tạp chí dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), kết quả thí nghiệm trên chuột bị tổn thương xương đùi cho thấy chiết xuất etanolic của cây càng cua có khả năng tái tạo xương sau chấn thương. Điều này giải thích cho việc một số vùng cùa nước Cameroon (Trung Phi) đã dùng cây càng cua để điều trị gãy xương.
Điều trị loét dạ dày: Kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cũng cho thấy Dillapiole (có trong rau càng cua) là hợp chất hoạt động mạnh nhất trong vai trò bảo vệ dạ dày của cây càng cua.
3. Cây tía tô
Tía tô là loại rau được trồng phổ biến ở Việt Nam và có giá rất rẻ, bán với giá từ 1- 2 nghìn một bó. Nhiều người ngỡ ngàng khi biết tía tô xuất khẩu sang Nhật với giá cao ngất ngưởng, từ 500-700 đồng/lá.
Mô tả: Tên khoa học là Perilla frutescens, tên khác là tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) và tô diệp (lá). Là loại cây thân thảo có chiều cao tầm 0,5 – 1 m. Toàn thân có lông. Lá tía tô có lông nhám, mép khía răng, mọc đối xứng. Mặt dưới thường có màu tím, đôi khi cả hai mặt đều có màu tím, xanh lục hoặc nâu. Hoa có màu trắng hoặc tím mọc thành xim co ở đầu cành. Quả hình cầu.
Công dụng của rau tía tô:
Trong lá tía tô có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi như: canxi, kali, sắt, riboflavin, vitamin A, vitamin C và chất xơ. Sau đây là một vài tác dụng điều trị bệnh tuyệt vời mà lá tía tô mang đến:
Bệnh đường hô hấp – hen suyễn: Theo các nghiên cứu, dầu hạt tía tô có lợi cho người bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.
Chống viêm – chống dị ứng: Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của lá tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn. Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc.
Chống oxy hóa: Tinh dầu lá tía tô dễ bay hơi, chứa chất chống oxy hóa aldehyde, giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra đối với tế bào và DNA.
Ngộ độc thực phẩm: Ở châu Á, lá tía tô được dùng làm rau thơm ăn kèm giúp tăng hương vị món ăn và đồng thời cũng là thuốc giải độc đối với thức ăn.
Trị viêm khớp dạng thấp: Tía tô có tác dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.
Giảm đau dạ dày – khó chịu dạ dày ruột: Lá tía tô có tác dụng giúp giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày và ruột. Nhờ vào thành phần trong lá tía tô như flavonoid, axit rosmarinic và acid caffeic.
Nghiên cứu cho thấy tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi…giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới, do đó ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt hiệu quả.
Tác dụng làm đẹp của lá tía tô:
Điều trị mụn: Lá tía tô chứa lượng chất kháng khuẩn, chống viêm dồi dào. Do đó, nó có tác dụng điều trị, chữa lành và ngăn ngừa mụn, viêm da hay mẩn ngứa hiệu quả. Ngoài ra, nhờ vào khả năng thanh lọc, giải độc vượt trội, bổ sung lá tía tô hoặc nước uống từ loại lá này hàng ngày sẽ làm sạch cơ thể, giảm thiểu tối đa tình trạng da xỉn màu, sần sùi và nổi mụn.
Xóa mờ thâm nám: Uống nước lá tía tô mỗi ngày sẽ bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có vai trò ngăn chặn sự hình thành sắc tố melamin – nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da hữu hiệu. Bên cạnh đó, nguồn kháng chất phong phú trong loại nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết, từ đó xóa mờ nám, dưỡng trắng da cực kỳ nhanh chóng.
Đốt cháy mỡ thừa, giảm cân: Tía tô giàu protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Từ đó, đốt cháy, đào thải chất béo ra ngoài nhanh chóng. Uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có tác dụng tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.
Ngăn ngừa lão hóa: Ngoài giàu vitamin, khoáng chất, tía tô còn chứa lượng chất oxy hóa dồi dào có khả năng làm chậm lão hóa, ngăn ngừa các dấu hiệu của tuổi tác như nám, sạm, tàn nhang, nếp nhăn, vết chân chim…cực kỳ hiệu quả.
Lá tía tô ở Nhật ngoài việc bán lá tươi trong siêu thị và chợ, thì nó còn được sấy khô đóng gói, bán trong nước hoặc xuất đi nước ngoài. Một gói lá tía tô sấy như trên được bán giá 16 USD, tương đương 363 nghìn đồng.
Người Nhật coi tía tô là 1 trong 7 loại gia vị thiết yếu, rất được coi trọng. Tía tô là nguyên liệu quan trọng nhất của món dưa mận umeboshi (một món dưa muối rất phổ biến trong ẩm thực người Nhật) hoặc được dùng gói xung quanh sushi…
4. Rau sam
Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là rau dại , mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang ‘săn lùng’ loại rau dại nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến không ngờ.
Ở nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các món ăn khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt. Hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu giấm… Người Trung Hoa xưa gọi rau sam là ‘’rau trường thọ’’. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.
Mô tả:
Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích, mọc bò với cành phân nhánh nếu cây mọc đơn độc, nhưng nếu mọc tụ từng đám thì thân lại cố vươn lên thẳng đứng. Lá dày hình thuôn, dài khoảng 1-2,5cm, hoa rất nhỏ, màu vàng lưỡng tính, mọc ở ngọn cành. Hạt nhỏ, màu đen, có thể giữ được khả năng nẩy mầm đến 7 năm (khi tồn trữ). Hoa sam thường nở vào mùa xuân hay thu. Cây thích hợp với những vùng đất xốp và nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều.
Có hai loại rau sam, loại mọc hoang dại và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Những loại thường gặp nhất là:
Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan.
Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên.
Rau sam vàng lá to (Portulaca Grandiflora): Lá dày và to gần như gấp đôi hai giống trước.
Công dụng:
Tác dụng diệt khuẩn: Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.
Chữa sỏi thận: Uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.
Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa rồi bôi.
Hỗ trợ trong điều trị bệnh gout: Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh gout).
Trị trướng bụng: 300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, bạn có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 – 500g.
Trị tiểu rát, tiểu máu: 300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.
Phòng ngừa bệnh tim mạch: Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu: Gần đây, các nhà khoa học còn cho biết, trong rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Rau sam tươi và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn cái. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.
Trị giun: Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Nếu bạn hái rau sam để sẵn trong tủ lạnh, hoạt chất sẽ bị giảm và ít có giá trị với giun. Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
Trị kiết lỵ: Lấy rau sam 100g, cỏ sữa 100g. Hai loại này rửa sạch, đem đun lẫn với 400ml nước. Khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu có thêm đi ngoài ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 20g đun lẫn. Trong trường hợp thấy khó uống có thể ép rau sam lấy nước với lượng rau sam như trên. Hòa lượng nước cốt này của rau sam hòa với 100nl nước, đun sôi, sau đó cho thêm 1 thìa mật, chừng 10g, hòa vào nước rau sam đã đun chín cho dễ uống.
Trị mụn nhọt: Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.
Lưu ý: Vì rau sam rất mát nên những người có tính hàn, bị tiêu chảy, hay người mang thai không nên ăn rau sam.
5. Bèo tây
Tại Việt Nam, từ trước đến nay vẫn có câu ví von “rẻ như bèo” do chúng mọc dại đầy ao hồ, kênh rạch, tại khắp các vùng miền ở Việt Nam, chủ yếu làm thức ăn gia súc hoặc đồ thủ công mỹ nghệ nhưng rất ít. Nhưng tại Nhật bèo tây được bán với giá khá đắt đỏ, khoảng 80 yên Nhật/cây, tương đương khoảng 16.000 đồng/cây. Bèo tây tại Nhật được mua về như một loại thuốc có nhiều tác dụng quý như, đắp vết thương, trị mụn nhọt, mưng mủ hoặc tránh sưng tấy, chống viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, bèo tây còn được dùng để lọc nước cũng rất tốt. Chính vì thế, loại cây này rất được người Nhật trọng dụng.
Mô tả: Tên khoa học Eichhornia crassipes solms; Tên khác: Lục bình, bèo Nhật Bản hay lộc bình. Cây sống nổi ở nước; Thân rễ ngắn; Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Hoa mọc thành bông hay chùy ở ngọn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím. Đài và tràng cùng màu, gắn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có 1 đóm vàng, 6 nhị (3 dài 3 ngắn). Bầu trên, 3 ô, chứa nhiều noãn, chỉ có 1 cách sinh sản. Quả nang. Cây ra hoa từ mùa hạ đến mùa đông.
Công dụng:
Chữa ho gió hoặc ho hen, ho đàm: Người bệnh hái một nắm hoa lục bình đem thái khúc, rửa sạch và để ráo. Sau đó, chưng chung với đường phèn và uống. Để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thêm hoa hòe và hoa khế.
Ổn định huyết áp ở người cao huyết áp mãn tính: Mỗi ngày sử dụng một ít hoa lục bình khô đem hãm với nước và uống. Thực hiện uống đều đặn, trà hoa lục bình sẽ giúp bình ổn huyết áp.
Điều trị mụn nhọt và vết thương sưng tấy: Sử dụng một nắm lá bèo tây đem rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm một ít muối trắng vào rồi đắp lên miệng mụn nhọt. Khi hỗn hợp khô, bệnh nhân nên đắp lại miếng khác. Mỗi ngày nên thay 2 đến 3 lần và thay liên tục từ 3 đến 4 ngày giúp mụn mưng mủ và nhanh chóng vỡ.
Lưu ý khi sử dụng bèo tây:
Trong quá trình sử dụng lục bình để chế biến món ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
Lục bình ở dạng tự nhiên có khả năng hấp thu kim loại nặng như thủy ngân, chì hoặc strontium. Vì thế, chúng thường được sử dụng để khử trừ ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi sử dụng làm thuốc, bệnh nhân không nên dùng những ngó lục bình sống ở khu vực này, tránh ngộ độc.
Người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn hoặc dùng lục bình làm thuốc chữa bệnh. Bởi các thành phần có trong dược liệu này có thể gây kích ứng dẫn đến ngứa
Lục bình ăn sống thường gây rát nên người bệnh bị lở môi không nên ăn
6. Cây chuối
Hình ảnh những khúc thân chuối được bày bán khá nhiều tại siêu thị Nhật Bản cũng gây xôn xao mạng xã hội gần đây. Những khúc thân chuối chỉ dài khoảng 10cm, để vừa vào lòng bàn tay, được đống gói sang chảnh có giá bán lên tới 1.400 Yên Nhật tương đương 280.000 đồng – mức giá cao ngất ngưởng khiến người Việt không khỏi ngạc nhiên.
Không chỉ quả, thân chuối mà trước đó, cộng đồng mạng cũng không khỏi ngạc nhiên khi hình ảnh lá chuối được rao bán trên trang Amazon Nhật Bản với giá gần 500.000 đồng/lá, trong khi lá chuối ở Việt Nam nơi nào bán giá cao nhất cũng chỉ 10.000-15.000 đồng, không thì giá chỉ 4.000-5.000 đồng/kg. Còn đa phần lá chuối đều được chặt bỏ phơi khô rồi đốt.
Mô tả: Thân cây chuối không phải là một thứ gỗ cứng mà chỉ cấu tạo bằng bẹ, lớp này chồng lên lớp khác. Bẹ chuối rất mềm và chứa nhiều nước. Sau khi chuối trổ quài rồi và hái trái xong, người ta có thể chặt nguyên thân cây chuối, xắt thành lát mỏng, giã nát (quết chuối) rồi trộn với cám để làm thực phẩm nuôi heo. Lá chuối có thể dùng để gói bánh chưng, bánh tét hay bánh ít (bánh ếch), gói nem…Thân cây chuối non có thể dùng để trộn gỏi. Ðặc biệt sau khi cắt cây chuối khỏi gốc, cây chuối con khác sẽ mọc lên ngay và tiếp tục tăng trưởng. Bắp chuối có thể được dùng để nấu canh chua, hoặc trộn rau ghém ăn với bún nước lèo, nấu bằng mắm.
Công dụng thân cây chuối:
Rụng tóc:Nếu bị rụng tóc thì bạn có thể sử dụng nhựa trong thân cây chuối để bôi vào vùng da đầu hàng ngày. Nhựa chuối có tác dụng làm ngăn rụng tóc và giúp tóc mọc lại nhanh hơn.
Sỏi thận, mật, bàng quang:Nước từ cây chuối hội uống hàng ngàu vào mỗi buổi sáng, sau từ 1-2 tháng thì bạn sẽ thấy hiệu quả hơn.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường:Sử dụng một chén nước từ chuối uống vào mỗi buồi sáng sẽ làm bạn ổn định lượng đường trong máu.
Chữa đau nhức răng:củ cây chuối hột, giã nát cùng ít phèn chua và muối ăn, sau đó cho vào vải sạch vắt lấy nước cốt đủ để ngậm 3-5 lần trong ngày, làm thường xuyên trong 3-5 ngày sẽ hết đau nhức.
Cảm nắng, sốt:chuối hột có hiệu quả rất tốt trong chữa cảm nắng, sốt cao. Bạn lấy củ chuối rửa sạch, giã nát, vắt lấy và nước uống .
Chữa kiết lỵ ra máu:củ chuối với củ sả, đem xắt nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước khi còn 50ml, uống cả 1 lần trong ngày.
Chữa băng huyết, nôn ra máu:Bạn lấy 10g lá chuối và 20g tinh tre, đem phơi khô, đốt tồn tính tán nhỏ sau đó hãm nước sôi và uống mỗi ngày 1 lần.
Giải độc:Nõn chuối và bắp chuối chứa rất nhiều chất xơ, các sợi xơ này khi vào ruột sẽ cuốn và kéo tất cả các cặn bã trong ruột để giúp cơ thể đào thải độc tố. Nếu bạn thường xuyên ăn gỏi bắp chuối hoặc nõn chuối thì bạn sẽ hạn chế bị đau ruột thừa.
Sưng tấy:Dùng thân chuối giã lấy nước cốt nước trong uống sẽ có kết quả trị sưng tấy, giải nhiệt chữa nóng rất hiệu quả.
Chữa vết thương:Dùng cây non cắt ngang, lấy phần non ở giữa đem giã nhỏ sau đó đắp để cầm vết thương.
Vết bỏng:Bạn sử dụng lá non cây chuối để băng bó để làm dịu vết bỏng, vết cháy.
Da liễu:thân và củ chuối trị bệnh hoa liễu rất tốt. Còn nhựa thân cây được dùng trị bệnh đau về thần kinh, tiêu chảy và bị thổ tả.
Giảm cân:nước ép thân chuối là một trong những lựa chọn thích hợp cho người giảm cân. nước ép gốc chuối còn có tác dụng đốt cháy calo và tạo cho dạ dày có giảm giác no.
Giảm axit cho dạ dày: Nước ép từ thân chuối có tác dụng giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày rất tốt.
Táo bón:Các chất có trong nước ép thân chuối giúp tiêu hóa, giữ nước và phòng ngừa táo bón.
Điều trị viêm đường tiết niệu:Nước ép thân chuối có tác dụng tiêu viêm, hỗ trợ tốt cho người bị bệnh viêm đường tiết niệu, nếu bạn uống một hoặc hai ly mỗi ngày.
Chữa viêm loét dạ dày:Nước ép thân cây chuối có tác kích thích sự tăng trưởng lớp màng nhầy ở thành dạ dày, hàn gắn vết loét và bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét.
Tăng cường hệ miễn dịch:Nước ép thân chuối có lượng kali cao nên có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Hạ huyết áp:Nước ép thân chuối có khả năng điều hòa huyết áp tốt, đặc biệt với người huyết áp cao.
Trái chuối có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta như: tăng trí nhớ, trị táo bón, chữa làm da ngứa, làm đẹp…
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi:
Chuối rất giàu kali, đây là một chất góp phần giúp trái tim khỏe mạnh và huyết áp ổn định. Đối với những người phải vận động nhiều hàng ngày, được cung cấp đủ kali sẽ giúp họ không bị chuột rút và nhức mỏi cơ. Chuối cũng cung cấp vitamin B6 giúp tăng cường hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
Chuối là đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe: Chuối không chỉ ít béo và ít calori mà còn chứa chất xơ giúp bạn đỡ đói giữa buổi và tránh ăn quá nhiều trước bữa chính. Chuối cũng dễ tiêu hóa, chính vì vậy mà chuối là thức ăn nhẹ tuyệt vời mà bạn nên ăn trước khi tập thể dục.
Chuối có tác dụng chữa bệnh:
Chuối còn được xem là một bài thuốc chữa ợ nóng. Chuối có tác dụng giảm nồng độ a-xít, làm dịu cơn đau dạ dày. Chuối cũng chứa pectin, một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa tốt và giảm táo bón. Vitamin B6 trong chuối giúp não giải phóng serotonin, chất này giúp giảm stress và giúp bạn giải quyết rắc rối một cách bình tĩnh hơn.
Có những loại rau được coi là rau dại, mọc hoang đầy ở các khu vườn, ven đường, ruộng đồng như sam, càng cua, tầm bóp, bèo tây… Chúng chủ yếu được lấy về làm thức ăn gia súc. Những loại rau này cũng được chế biến thành các món ăn. Tuy nhiên, giá trị của chúng thì cũng chưa được nhiều người biết đến. Thế nhưng, ở nước ngoài, những loại rau được xem là bình dân, rau dại ở Việt Nam lại rất được ưa chuộng. Chúng được săn lùng và được xem như ‘thần dược’. Nhiều nơi trên thế giới coi những loại rau này như những vị thuốc quý. Tuy nhiên, coi chúng là rau sạch thì chưa hẳn đã đúng bởi còn phụ thuộc vào môi trường nơi chúng mọc. Nếu mọc nơi nguồn nước bị ô nhiễm, thu hái ở những bờ ruộng trên cánh đồng trồng hoa màu mà bị phun thuốc bảo vệ thực vật thì chuyện lây nhiễm chéo là không thể tránh khỏi và ngược lại.
Để các loại nông sản nói chung trong đó các loại rau của Việt Nam được thị trường các nước chấp nhận phải trải qua một quá trình và đạt được tiêu chuẩn theo quy định.
7. Tiêu chuẩn rau dại xuất khẩu sang các thị trường khó tính
7.1. Thị trường Nhật Bản
Theo đơn vị xuất khẩu lô hàng lá tía tô của Việt Nam sang Nhật Bản, lá tía tô hiện được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá 500-700 đồng/lá, mỗi hecta trồng tía tô sẽ cho thu hoạch khoảng 17-18 triệu lá, doanh thu tầm 2,5 tỷ đồng.
Lá tía tô là loại rau gia vị rất sẵn ở Việt Nam chủ yếu được các nhà hàng của Nhật nhập về để cuốn gỏi hải sản. Tuy nhiên, không phải loại lá nào cũng đủ điều kiện xuất khẩu. Các chuyên gia cho biết, lá tía tô xuất khẩu phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt về kích thước, quy trình canh tác… theo tiêu chuẩn nhập khẩu của Nhật Bản.
Một chiếc lá chuối tươi được rao bán trên trang Amazon Nhật Bản với giá 2.280 yên, tương đương gần 500.000 đồng, khiến nhiều người Việt ngạc nhiên. Tuy nhiên, lá chuối Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn bề ngang rộng 30cm, lá liền mảnh, không rách, được xử lý khử trùng kỹ, đóng gói trước khi xuất khẩu.
Theo DI, Nhật Bản hiện là thị trường lớn nhất châu Á đối với các sản phẩm rau, củ đã qua chế biến (chiếm từ 66-70% lượng nhập khẩu của châu Á). Trong khi nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng thì sản xuất tại chỗ của nước này đang bị thu hẹp. Cùng với đó, các nước XK lớn cho Nhật Bản, tức các đối thủ của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn như Trung Quốc (nước XK 53% rau, củ lớn nhất sang Nhật), gặp vấn đề an toàn thực phẩm. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam trở thành nguồn cung ổn định cho thị trường Nhật Bản.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: vấn đề quan trọng và mấu chốt
Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản vào thị trường Nhật. Từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hoá chất cho phép. . Hiện nay, Nhật Bản cũng như các nước ngày càng thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn nắp. Người Nhật nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng đảm bảo yếu tố chất lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn. Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạt tương đương nhau. Cùng với đó, giá cả hàng hoá cũng là vấn đề sống còn bởi người Nhật luôn luôn mong muốn các mặt hàng có xu hướng càng ngày càng giảm giá.
Đạt các tiêu chuẩn: đạt các tiêu chuẩn GlobalGAP, quy định về đóng gói, thông qua kiểm dịch thực vật, đảm bảo truy xuất nguồn gốc… Muốn sản phẩm chất lượng tốt, DN bắt buộc phải áp dụng công nghệ cao với chi phí đắt đỏ. Nếu không tuân thủ được, rủi ro cho DN xuất khẩu là rất lớn
7.2. Thị trường Châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ký kết vào 30/6/2019, dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2020 được dự báo là cơ hội “vàng” cho các mặt hàng nông, thuỷ sản Việt khi xuất khẩu vào thị trường này.
EVFTA sẽ mang lại cơ hội giảm thuế và tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu nói chung, và thị trường EU nói riêng nên hy vọng kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng lên. Thị trường châu Âu vốn rất thích nông sản Đông Nam Á bởi những nét đặc thù, nhất là các mặt hàng như thủy sản, trái cây, lúa gạo…Tuy vậy, nhắc tới nông sản Đông Nam Á, châu Âu mới chỉ biết đến nông sản của Thái Lan là chính, nhưng với EVFTA, nông sản Việt sẽ có cơ hội nhiều hơn.
Tuy nhiên, để qua được “cửa hẹp” EU, các doanh nghiệp cần nắm rõ những điều sau đây:
Đảm bảo chất lượng là hàng đầu:
Chất lượng và cách giới thiệu sản phẩm là các tiêu chuẩn cho các mặt hàng tại châu Âu. Đặc biệt, cần chú ý mỗi khách hàng lại có những yêu cầu và đòi hỏi chất lượng cụ thể của riêng mình. Hiện tại, Việt Nam chủ yếu đang xuất khẩu nông sản sơ chế với lợi thế đầu tư ít, xuất khẩu được ngay sau khi thu hoạch… kéo theo đó là giá trị thấp, lợi nhuận hưởng chủ yếu ở khâu nuôi trồng và đánh bắt. Để xuất khẩu nhiều và đạt giá trị cao thì phải tập trung vào khâu chế biến. Chất lượng và cách giới thiệu sản phẩm là các tiêu chuẩn cho các mặt hàng tại châu Âu. Đặc biệt, cần chú ý mỗi khách hàng lại có những yêu cầu và đòi hỏi chất lượng cụ thể của riêng mình.
Thực hiện các giao dịch và đảm bảo về an toàn thực phẩm:
Một yêu cầu tối thiểu trong kinh doanh với thị trường châu Âu là giấy chứng nhận Global G.A.P. Sản phẩm và quy trình sản xuất phải được chứng nhận. Điều quan trọng là phải tuân thủ các luật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU. Đặc biệt, các công ty bán lẻ ở Bắc Âu, yêu cầu bổ sung liên quan đến mức dư lượng tối đa cho phép trên các sản phẩm. Các mức độ yêu cầu của các công ty bán lẻ đối với dư lượng cho phép trên thực tế khắt khe hơn nhiều so với luật an toàn thực phẩm châu Âu yêu cầu. Họ cũng chặt chẽ hơn so với chứng nhận từ GlobalG.A.P. đòi hỏi. Các chương trình và hồ sơ phun hóa chất sẽ được yêu cầu cung cấp ngoài giấy chứng nhận GlobalG.A.P.
Bên cạnh yêu cầu về an toàn thực phẩm của GlobalG.A.P., còn có các yêu cầu của người mua về vệ sinh trong quá trình chế biến và đóng gói. Chứng nhận HACCP (Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát quan trọng) là một yêu cầu tối thiểu. Nhiều siêu thị châu Âu đòi hỏi tuân thủ Tiêu chuẩn BRC từ Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC). Ngoài ra còn có các giấy chứng nhận và giao thức quốc tế khác giống như các tổ chức từ IFS (Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế).
Phù hợp cung cầu:
Cho dù bạn là nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu, bạn sẽ cần tìm những người mua có nhu cầu về số lượng bạn có thể cung cấp. Thật vô nghĩa khi tiếp cận người mua đang tìm kiếm 200 tấn sản phẩm mỗi tuần, trong khi chỉ có thể cung cấp 10 tấn. Tương tự, nếu có thể sản xuất hoặc cung cấp số lượng lớn, sẽ không có ý nghĩa gì khi tiếp cận các nhà nhập khẩu nhỏ.
Luôn chứng minh khối lượng sản phẩm chất lượng đủ tiêu chuẩn và sau đó tìm người mua phù hợp. Trong lĩnh vực này, khối lượng được coi là số lượng lớn khi chúng đạt ít nhất một container mỗi tuần với chất lượng và điều kiện xuất khẩu trong một mùa sản xuất. Trong điều kiện của exotics nhỏ hơn có thể được vận chuyển hàng không, bạn cần có thể sản xuất hoặc cung cấp một khối lượng công việc tối thiểu mỗi tuần.
Tính bền vững đang trở thành một yêu cầu chính:
Tính bền vững đang trở thành một yếu tố quan trọng và được yêu cầu bởi người tiêu dùng và nhà bán lẻ trên khắp châu Âu. Nguyên nhân là do người tiêu dùng đã nhận thức rõ hơn về nguồn gốc của các sản phẩm họ mua. Họ quan tâm đến môi trường, hoàn cảnh xã hội, người lao động, thương mại bình đẳng và phúc lợi chung của người dân và nơi sản phẩm được sản xuất. Đổi lại, các siêu thị đã tăng cường các yêu cầu về phát triển bền vững trong việc tìm nguồn cung ứng và mua bán của họ. Bằng cách đó, họ hy vọng sẽ giảm thiểu những lo ngại về phát triển bền vững, cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường.
Người mua yêu cầu tuân thủ các giá trị về bền vững. Hiện tại có một số giá trị và hệ thống bền vững có sẵn như Sáng kiến thương mại có đạo đức (ETI), Sáng kiến tuân thủ xã hội trong kinh doanh (BSCI), Trao đổi dữ liệu đạo đức nhà cung cấp (SEDEX), GlobalG.A.P. Đánh giá rủi ro về thực hành xã hội (GRASP), Công bằng cho cuộc sống và thương mại công bằng để bạn tuân thủ. Dự kiến những yếu tố này sẽ được hoàn chỉnh trong tương lai và được hợp nhất thành một vài giá trị chính. Đặc biệt là các siêu thị Bắc Âu yêu cầu nhiều hơn về việc tuân thủ xã hội; không có một trong các giá trị xã hội thì gần như không thể hợp tác kinh doanh với họ.
Cung cấp độ tin cậy và liên tục:
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này có thể rất khốc liệt, nhưng người mua không muốn thay đổi nhà cung cấp. Họ muốn xây dựng quan hệ đối tác đáng tin cậy với các nhà cung cấp đáng tin cậy và cung cấp tính liên tục cho các doanh nghiệp của họ.
Tối ưu hóa giao dịch và thời gian:
Nói chung, giao dịch kinh doanh trong ngành rau quả tươi là đơn giản, ngắn gọn và trực tiếp. Người mua có ít kiên nhẫn cho các giao dịch không cần thiết, vì vậy cần phải rõ ràng về quan điểm. Không được tự ngừng hoặc ngắt quãng cuộc thảo luận để tránh phải giải thích hoặc gây nghi ngờ.
Cung cấp giải pháp hậu cần
Một số người mua sẵn sàng trả chi phí vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, họ sẽ mong đợi bạn tìm ra lịch trình xuất hàng tốt nhất và mức giá tốt nhất. Bạn cũng chịu trách nhiệm cho các thông tin chính xác để xuất khẩu sang châu Âu. Làm việc với một đại lý hậu cần tốt và giao nhận vận tải sẽ giúp bạn cung cấp các giải pháp hậu cần tốt nhất và đảm bảo bạn có các tài liệu chính xác đã được các chuyên gia rút ra.
Cung cấp các thỏa thuận rõ ràng và khả thi
Khi bạn tìm thấy một người mua quan tâm, hãy chắc chắn rằng đề nghị của bạn cung cấp cho họ các thỏa thuận rõ ràng, đầy đủ và khả thi. Rất ngắn gọn về những gì bạn cung cấp và bao gồm thông tin về: sản phẩm, chủng loại, kích cỡ/số lượng, khối lượng, chứng nhận, mùa, bao bì, hộp trên mỗi pallet/container…
Tiền mặt và tài khoản ngân hàng là những công cụ làm việc quan trọng cho người mua của bạn. Hi vọng các nỗ lực để đẩy thời hạn thanh toán hoặc thanh toán ngay tại thời điểm cuối cùng. Do đó, điều rất quan trọng là đảm bảo các điều khoản trong thỏa thuận của bạn rõ ràng và bao gồm các điều khoản thương mại quốc tế, điều khoản giao dịch và thanh toán.
7.2. Thị trường Mỹ
Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, thủy hải sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây… Tuy nhiên, để đặt chân vào thị trường này, sản phẩm cần trải qua một loạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và những quy định khắt khe từ đối tác.
Đăng ký kèm xác nhận từ đại diện nhập khẩu phía Mỹ:
Theo luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm của Mỹ, cứ 2 năm một lần, các đơn vị xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ phải đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ với cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) để được cấp mã số mới. Theo thống kê gần đây của FDA, Việt Nam có 1.485 cơ sở sản xuất được FDA cho phép kinh doanh hợp lệ nhưng con số này hiện chỉ còn 806. 679 cơ sở sản xuất bị hủy mã số kinh doanh do không tiến hành đăng ký lại hoặc không đúng thủ tục.
Năm 2017, FDA đã điều chỉnh lại luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải có một đối tác nhập khẩu hoặc đại diện nhận hàng phía Mỹ xác nhận lại đăng ký của cơ sở sản xuất. Như vậy, đại diện này sẽ có trách nhiệm xác minh thực phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành của Mỹ. Quy định này được bắt đầu từ ngày 30/5.
Vượt qua “hàng rào” nguyên tắc
Ông Nestor Scherbey, Tổng giám đốc CTRMS Việt Nam – cố vấn cấp cao, Liên minh thuận lợi hóa thương mại toàn cầu cho biết, nhiều nhà sản xuất cho rằng họ đã đăng ký và có chứng nhận để xuất khẩu sang Mỹ, tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Đây mới chỉ là mã số cho phép các kiểm định viên của FDA kiểm tra cơ sở sản xuất.
Theo ông, thực phẩm phải tiếp tục vượt qua các kiểm tra của FDA về độ an toàn và đánh giá theo quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP) hay thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Cụ thể, trọng tâm của sự điều chỉnh trong luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm là sự chuyển đổi từ “phản ứng” với mối nguy hại sang các nguyên tắc “phòng ngừa”.
Ông Herb Cochran – cố vấn chương trình thuận lợi hóa thương mại của Mỹ tại Việt Nam cho biết, nguyên tắc quan trọng trong các quy định an toàn thực phẩm này được gọi là “phân tích mối nguy” gồm một loạt các tài liệu, dẫn chứng, xác minh về việc tuân thủ quy trình HACCP của nhà nhập khẩu và đơn vị xuất khẩu.
Ông cũng chỉ ra 4 mối nguy quan trọng mà các mặt hàng thực phẩm, nông sản của Việt Nam thường gặp là: mối nguy về sinh học (bao gồm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh); mối nguy về hóa học (phóng xạ, thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc, độc tố tự nhiên, phân hủy thực phẩm, phụ gia, chất tạo màu không được sử dụng, các chất gây dị ứng thực phẩm); mối nguy vật lý (nhiễm bẩn thủy tinh hoặc kim loại); mối nguy từ vô tình hoặc cố ý để đạt được lợi ích kinh tế (làm giả, làm nhái…)
Các bạn thấy đấy, không phải ngẫu nhiên các loại rau dại có thể bán với giá cao tại các thị trường khó tính.
Các laoij rau dại muốn xuất khẩu phải được nuôi trồng theo một quy trình sản xuất rau sạch, không ô nhiễm, không dịch bệnh, được truy xuất nguồn gốc. Việc đánh giá mối nguy này không chỉ bao gồm kiểm tra khi hàng hóa nhập cảng mà còn ở nguyên liệu, quy trình nuôi trồng, chế biến, sản xuất và đóng gói, dán nhãn, vận chuyển tới điều kiện sản xuất của công ty, vệ sinh lao động. Ông Herb Cochran cũng cảnh báo, nếu cơ sở vi phạm một trong bốn mối nguy quan trọng, FDA có thể ban lệnh tạm dừng với cơ sở sản xuất và cấm đưa sản phẩm vào Mỹ. Đây cũng mới chỉ là quy định chung, không áp dụng cho nước trái cây, cá và các sản phẩm từ cá.
Do đó, để bắt kịp và hội nhập với thế giới, nhà sản xuất Việt Nam cần tuân thủ các quy trình sản xuất, thực hành nông nghiệp sạch từ đầu đến tận cuối chuỗi, khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng
TKT Maids dịch vụ vệ sinh văn phòng hàng đầu tại TPHCM mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình giúp bạn có những kiến thức vấn đề nông sản Việt Nam, hiểu được giá trị và sử dụng chúng đúng cách.