“Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng”
Bao gồm tất cả các loại hình như:
Các loại cửa hàng kinh doanh quần áo, vali, nón, cặp…
Cơ sở hoạt động dịch vụ giải trí, vui chơi..
Hội trường , phòng họp
Văn phòng cho thuê
Các quán ăn
….
Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:
Tất cả được bố trí tập trung, sắp xếp theo đúng các khu vực được phân chia. Trung tâm thương mại phải đáp ứng các nhu cầu mong muốn của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang vị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh. Thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa.
Trung tâm thương mại thường được xây dựng trên một diện tích rất lớn và phải ở vị trí trung tâm đồ thị để thu hút được nhiều khách hàng đến với trung tâm thương mại. Và đảm bảo doanh thu cho các doanh nghiệp đang hợp tác
Các loại hình trung tâm thương mại gồm có:
Trung tâm thương mại hạng I
Trung tâm thương mại hạng II
Trung tâm thương mại hạng III
2. Sự khác nhau giữa trung tâm thương mại với siêu thị.
Sự khác nhau về quy mô, khái niệm, kiến trúc
Sự khác nhau
Siêu thị
Trung tâm thương mại
Quy mô
Gồm các cửa hàng hiện đại:- Kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên kinh doanh- Có quy mô vừa và nhỏ
Gồm các cửa hàng:- Kinh doanh tổ hợp các mặt hàng- Các cơ sở hoạt động dịch vụ- Có quy mô lớn
Khái niệm
Là cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với “Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại” của huyện, tỉnh và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định
Là cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với “Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại “ của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại theo quy định
Kiến trúc
– Được xây dựng vững chất- Tính thẩm mỹ cao- Có các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại- Đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy- Vệ sinh môi trường, an toàn cho từng loại sản phẩm kinh doanh trong siêu thị.- Có hầm giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng.- Có hệ thống quản lý và thanh toán tiên tiến
Tương tự như siêu thị nhưng diện tích của trung tâm thương mại rất lớn nên đòi hỏi kiến trúc hay các trang thiết bị đều nhiều hơn. Và tốt hơn để phù hợp với quy mô của trung tâm thương mại
Bảng so sánh khái niệm, quy mô, kiến trúc của trung tâm thương mại và siêu thị
Sự khác nhau về các loài hình siêu thì và trung tâm thương mại
Sự khác nhau
Siêu thị
Trung tâm thương mại
Hạng I
– Có diện tích kinh doanh từ 1.000m2- 5.000 m2 trở lên;- Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 2.000 – 20.000 tên hàng trở lên
– Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại .
Hạng II
– Có diện tích kinh doanh từ 500m2 – 2.000 m2 trở lên;- Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 1.000 – 10.000 tên hàng trở lên.
– Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
Hạng III
– Có diện tích kinh doanh từ 250m2 – 500 rn2 trở lên;- Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 – 4.000 tên hàng trở lên.
– Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
Bảng so sánh các loại hình siêu thị với trung tâm thương mại
3. Tiêu chuẩn của các loại trung tâm thương mại
3.1 Tiêu chuẩn trung tâm thương mại hạng I
Đầu tiên phải có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ bao gồm:
Kho hàng, kỹ thuật bảo quản,
Khu vệ sinh.
Khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá.
Nhà hàng, khách sạn.
Khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu hàng hoá.
Khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí.
Khu vực cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước.
Khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
3.2 Tiêu chuẩn trung tâm thương mại hạng II
Phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
Trung tâm thương mại hạng II phải có diện tích từ 30.000m2 trở lên.
Hoạt động đa chức năng tương tự với hạng I nhưng loại trừ yêu cầu về khu vực tổ chức hội chợ triển lãm.
3.3 Tiêu chuẩn trung tâm thương mại hạng III
Tiêu chuẩn của trung tâm thương mại hạng III phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
Có diện tích kinh doanh từ 10.000m2 trở lên. Giống hoạt động chức năng của Hạng II nhưng không yêu cầu đến các khu vực hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học. Hay khu vực nhà hàng khách sạn, thay vào đó là khu vực dành cho hoạt động ăn uống quy mô nhỏ hơn.
4.Các khu vực có trong trung tâm thương mại
4.1. Khu vực mua sắm ở trung tâm thương mại:
Đây là khu vực cần có và tất yếu mà một trung tâm thương mại phải có. Ở đây sẽ có các siêu thị cùng với những cửa hiệu với đa dạng mặt hàng, mẫu mã, phục vụ mọi tầng lớp.
4.2. Khu vực vui chơi, giải trí ở trung tâm thương mại :
Thương thì các trung tâm thương mại sẽ ưu ái dành riêng 1 tầng cho các dịch vụ này. Và các dịch vụ giải trí cũng cần diện tích lớn để phục vụ khách hàng bao gồm:
Bao gồm rạp chiếu phim
Khu vui chơi cho trẻ, hoặc các trò chơi cảm xúc mạnh
Sân bowling
….
4.3. Khu vực ẩm thực đa dạng ở trung tâm thương mại:
Thương các khu vực này được bố trí trên tầng cao nhất của trung tâm thương mại. Để tránh bay mùi và dễ thoát hơi khói trong quá trình chế biến món ăn.
Khách hàng khi đến trung tâm thương mại thì có thể tự do lựa chọn các nhà hàng như:
Maneki Neko Deli – Vincom Center
Furano Buffet – Vincom Mega Mall Thảo Điền
Cocorico – Vincom Thủ Đức
Nijyu Maru – Vincom Lê Văn Việt
Gyu-Kaku Japanese BBQ
Gyu-Kaku Japanese BBQ – Vincom Plaza Gò Vấp
Fujiya Restaurant – Yakiniku Nabe Buffet – Vincom Center
Chang Kang Kung
Mr Park – The Garden Mall
Lẩu Hoàng Yến Trong Vạn Hạnh Mall, Cao Thắng Mall, Pearl Plaza
Hoàng Yến Buffet Premier – Bitexco
…….
Và còn nhiều thương hiệu khác. Mặc dù các nhà hàng bên trong thương mại nhưng không gian lại không kém cạnh gì với bên ngoài đâu nhé.
4.4 Tổ hợp khu văn phòng hiện đại mua sắm ở trung tâm thương mại
Các Trung tâm thương mại cũng là một trong những lựa chọn mà các doanh nghiệp hướng đến khi có nhu cầu tìm thuê văn phòng. Vì trung tâm thương mại luôn nằm ở trung tâm và sự tiện lợi cũng là một trong những tác động khiến nhiều doanh nghiệp thuê văn phòng trong trung tâm thương mại.
5. Các trung tâm thương mại lớn TP.HCM
Sài Gòn center – Trung tâm thương mại quận 1
Vincom central Park – Các trung tâm thương mại gần đây ở Sài Gòn
Aeon mall – Những trung tâm thương mại Nhật Bản lớn ở tân phú và bình tân
VivoCity Shopping Center – Trung tâm thương mại quận 7
Crescent Mall – Vị trí trung tâm thương mại lớn nhất gần đây ở quận 7
Saigon Garden – Trung tâm thương mại đẹp sang chảnh gần đây nhất ở Sài Gòn
Vạn Hạnh Mall – Tìm trung tâm thương mại gần đây ở quận 10
Parkson – Khu trung tâm thương mại mua sắm gần đây ở quận 1
Sense City GiGa Mall – Trung tâm thương mại thành phố Thủ Đức
TAKASHIMAYA – Trung tâm thương mại nổi tiếng nhất quận 1
6. Những ưu điểm của trung tâm thương mại
6.1 Tiết kiệm thời gian, chi phí
So với việc phải di chuyển nhiều cửa hàng ở nhiều nơi khác nhau tốn rất nhiều thời gian. Trung tâm thương mại là nơi hội tụ tất cả hàng hóa mà bạn cần.
Hiện nay trung tâm thương mại không chỉ là nơi mua sắm thời gian, mà còn kết hợp với các siêu thị mini mua hàng tiêu dùng và thực phẩm. Nhờ nó mà việc mua sắm dễ dàng và tiện lợi hơn. Vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí.
6.2. Nguồn gốc hàng hóa rõ ràng, đảm bảo
Bất kì loại hàng hóa nào tại trung tâm thương mại luôn phải đảm bảo đúng các chuẩn mực của pháp luật và thực hiện những chính xác sau đây:
Có tên thương mại riêng của sản phẩm ấy, hoặc có tên của trung tâm thương mại đó
Phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo đúng luật Việt Nam
Có mã số, mã vạch đối với các loại hàng hóa có khả năng đăng ký mã số, mã vạch.
Đối với các hàng hóa thực phẩm phải bảo đảm các tiêu chí vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ghi rõ thời gian sử dụng trên bao bì đóng gói.
Tất cả các loại hàng hóa phải có giá bán công khai. Có thể ghi trên bao vì và niêm yết tại quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ
6.3. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành.
Nguồn hàng phải được cung ứng ổn định không ngừng nghỉ. Thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất sản phẩm. Hàng hóa phải được bảo hành nếu như xảy ra các vấn đề liên quan, để các nhà cung cấp xử lý.
6.4. Thiết bị hiện đại, dịch vụ chất lượng
Trung tâm thương mại được trang bị kỹ thuật hiện đại, dịch vụ chất lượng như:
Nhiệt độ ổn định, thoáng mát, thuận lợi cho việc mua sắm.
Nhiều nơi có khu vực trông giữ trẻ nhỏ giúp các bà nội trợ.
Hệ thống an ninh đảm bảo.
Chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng.
7. Vệ sinh trung tâm thương mại là gì ?
Vệ sinh trung tâm thương mại là việc làm sạch trung tâm thương mại bảo đảm trung tâm thương mại luôn trong tình trạng sạch sẽ thoáng mát. Vì trung tâm thương mại luôn có lượng người ra vào đông đúc nên việc vệ sinh trung tâm thương mại sẽ khó khăn hơn vệ sinh trường học, tòa nhà, văn phòng.
Vệ sinh trung tâm thương mại được các nhân viên tạp vụ vệ sinh thực hiện mỗi ngày. Số lượng nhân viên tạp vụ cũng yêu cầu số lượng lớn để có thể làm sạch một trung tâm thương mại.
8. Các khu vực cần vệ sinh tại trung tâm thương mại
Khác với các loại dịch vụ vệ sinh khác, chúng ta không thể vệ sinh trung tâm thương mại trong một lần từ trên xuống dưới được. Mà phải chia thành các khu vực. Cụ thể là chia thành 9 hạng mục nhỏ tương ứng với 9 khu vực chức năng.
Mục đích của việc phân chia các hạng mục là để đảm bảo tiến độ của việc vệ sinh. Đảm bảo toàn bộ trung tâm thương mại đều được làm sạch. Từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp theo quy trình đã được đưa ra trước đó khoa học và hiệu quả.
8.1. Vệ sinh khu vực bên ngoài trung tâm thương mại
Khu vực bên ngoài trung tâm thương mại bao gồm
Vỉa hè
Sân trước và sân sau trung tâm thương mại
Bãi đổ xe dưới tầm hầm, bên ngoài, và trên cao.
Đây là nơi khách hàng tiếp xúc, cũng như nơi tạo ấn tượng cho khách hàng đầu tiên. Các nhân viên vệ sinh tại khu vực này không những quét dọn cơ bản mà còn phải có kỹ năng trong việc cắt tỉa tiểu cảnh. Vì một số trung tâm thương mại trồng cây cảnh để tạo bóng mát cho trung tâm của mình. Cũng như thu hút được nhiều khách hàng hơn.
8.2. Vệ sinh khu vực bán hàng trung tâm thương mại
Vì mỗi khu vực bán hàng của các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm vệ sinh khu vực của mình. Tạp vụ trung tâm thương mại không cần phải vệ sinh cả trong các cửa hàng. Mà chỉ cần lau chùi lối vào, hành lang, lối đi giữa các khu vực bán hàng.
Phần lớn nhiều người đến trung tâm thương mại để mua sắm nên tại khu vực này rất dễ bẩn vậy nên cần được làm sạch thường xuyên. Tần suất vệ sinh tối thiểu là 2h/lần.
8.3. Vệ sinh khu vực văn phòng trung tâm thương mại
8.4. Vệ sinh khu vực nhận hàng trung tâm thương mại
Mỗi trung tâm thương mại rất có nhiều loại hàng hóa được nhập hoặc xuất đi trong một ngày. Vậy nên không tránh khỏi các tình trạng như bụi bẩn và rác khắp nơi, sàn nhà có những vết kéo hàng hóa. Nó sẽ gây mất thiện cảm với khách hàng khi học nhìn thấy. Vậy nên nhiệm vụ của các nhân viên tạp vụ là:
Quét dọn khu vực nhận hàng,
Thu gom rác thải
Lau sàn nhà thường xuyên
Phun dung dịch chống ẩm mốc…
8.5. Vệ sinh khu vực an ninh trung tâm thương mại
Các thiết bị an ninh như máy quét, máy chống trộm, các camera, chuông cảnh báo sẽ giảm tuổi thọ nhanh nếu không được vệ sinh. Ngoài ra còn hoạt động với hiệu suất cực kì kém và sai sót. Vậy nên phải được lau chùi sạch sẽ để đảm bảo giữ hoạt động một cách bình thường.
8.6. Vệ sinh khu vực ăn uống trung tâm thương mại
Khu vực ăn uống phải luôn đảm bảo sạch sẽ và thoáng mát để có thể tạo ra một không gian thoải mái cho khách hàng nghỉ ngơi, ăn uống.
Các công việc vệ sinh khu vực ăn uống gồm:
Vệ sinh sàn nhà
Lau bàn ghế, chỗ ngồi.
Vệ sinh quầy order
Thu gom rác và thay bao rác nếu thùng rác đầy
Ngoài ra còn phải vệ sinh khu vực thang cuốn, thang máy, thang bộ
8.7. Vệ sinh khu vực nhà vệ sinh chung trung tâm thương mại
Thông thường vào các dịp cuối cùng hay thời tiết bên ngoài quá nóng. Khách hàng sẽ ghé qua trung tâm thương mại. Vậy nên việc giữ vệ sinh trung tâm thương mại vô cùng quan trọng. Đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng của trung tâm thương mại.
Nhân viên vệ sinh phải thực hiện các công việc sau:
9. Vì sao nên sử dụng dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại, siêu thị
Để không gian kinh doanh của các doanh nghiệp đang hợp tác với trung tâm thương mại tốt hơn, sạch sẽ, thoáng mát và tạo ấn tượng tốt với khách hàng
Sử dụng dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại – chuyên nghiệp. Sẽ đảm bảo khâu vệ sinh luôn được hoàn thiện và làm sạch nhất có thể
Tăng tính thẩm mỹ cho tòa nhà trung tâm thương mại. Thu hút được nhiều lượng khách hàng hơn nữa
Giảm công sức, chi phí thời gian hơn khi không cần phải đào tạo và quản lý nhân viên. Vì các công ty cung cấp sẽ chịu trách nhiệm cho việc này.
Tiết kiệm chi phí mua các trang thiết bị công nghệ vệ sinh. Các máy móc thường rất mắc nên khi thuê dịch vụ bạn sẽ không cần bỏ ra chi phí lớn để mua thiết bị.
Đảm bảo an toàn cho cả nhân viên và khách hàng khi sử dụng dịch vụ vệ sinh. Vì để làm sạch một trung tâm thương mại cần hiểu rõ các vấn đề quy tắc làm sạch. Nếu không biết sẽ rất dễ gây nguy hiểm.
10. Dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại – TKT Clean
Là một trong những công ty hàng đầu tại TP. HCM trong ngành vệ sinh nói chung và vệ sinh trung tâm thương mại nói riêng. Chúng tôi đã tạo ra một dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại tổng hợp.Từ các dịch vụ vệ sinh hàng ngày đến các dịch vụ vệ sinh định kỳ, hàng tuần, hàng quý.
Đưa ra các biện pháp làm sạch, quy trình vệ sinh trung tâm thương mại bài bản đảm bảo trung tâm thương mại được làm sạch mọi ngóc ngách khu vực mọi thời gian. TKT Clean luôn hiểu rằng để thu hút khách hàng trải nghiệm mua sắm, vui chơi tại một trung tâm thương mại. Thì điều cơ bản là trung tâm thương mại phải luôn trong tình trạng sạch sẽ.
Hiểu được tầm quan trọng đó. Chúng tôi đã đúc kết từ các kinh nghiệm trong lĩnh vực. Xử lý tốt tất cả yêu cầu vệ sinh cụ thể của từng khu vực tại trung tâm thương mại, trung tâm giải trí trên khắp TP. HCM.
Đi đôi với chất lượng dịch chúng tôi còn có một đội ngũ nhân viên xuất sắc và thân thiện. Được đào tạo và có độ lành nghề cao. Ưu tiên sử dụng các hóa chất vệ sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho cả khách hàng và nhân viên của công ty. Có thể sử dụng ngay khi vệ sinh.
11. Các gói dịch vụ và quy trình vệ sinh trung tâm thương mại tại TKT Clean
11.1 Các dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại của TKT Clean
11.1.1. Dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại hàng ngày
Gói dịch vụ này sẽ cung cấp cho bạn tạp vụ vệ sinh hàng ngày để thực hiện các công việc cơ bản, cần thực hiện thường xuyên đảm bảo không gian vệ sinh luôn được làm sạch. Các nhân viên tạp vụ sẽ thay phiên nhau làm sạch tất cả các khu vực từ lúc mở đến lúc đóng cửa. Các công việc bao gồm:
Dọn dẹp tất cả các khu vực có bên trong trung tâm thương mại
Làm sạch cửa sổ, cửa ra vào, các cửa kính trong tầm với
Lau dọn khu vực các lối đi bên trong, thang máy, thang cuốn, bệ kính
Quét sạch bụi bẩn trên các bàn, ghế sofa, ghế chờ ở các tầng
Lau dọn tại sảnh các gian hàng
Vệ sinh khu vực toilet các tầng
Thu gom, tập kết rác theo quy định
Xử lý các vấn đề vệ sinh phát sinh nhất thời
11.1.2 Dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại định kỳ
Bên cách đó TKT Clean còn cung cấp gói dịch vụ chuyên sâu hơn. Đòi hỏi tính chuyên môn, kỹ thuật cao hơn phù hợp với các yêu cầu cao. Gói dịch vụ sẽ dựa trên quy mô của trung tâm thương mại mà thực hiện vệ sinh hàng tuần/ tháng/ quý phù hợp. Các công việc bao gồm:
12.Báo giá dịch vụ làm sạch trung tâm thương mại cập nhật mới nhất
13. Hỏi đáp về vệ sinh trung tâm thương mại
1. Trung tâm thương mại tiếng anh là gì ?
Trung tâm thương mại hay là trung tâm mua sắm có tên tiếng anh là “ Shopping Mall”
2. Làm thế nào để bạn tính toán làm sạch thương mại?
Ví dụ: 25 feet x 15 feet = 375 feet vuông. Thời gian để làm sạch dựa trên tốc độ làm sạch của bạn (bạn có thể làm sạch bao nhiêu feet vuông trong một giờ). 25.000 bộ vuông chia cho 6 giờ = 4.166,66 feet vuông mỗi giờ.
3. Sự khác biệt giữa vệ sinh thương mại và vệ sinh công nghiệp là gì?
Điểm khác biệt lớn nhất là sử dụng số lượng chất tẩy rửa nhiều hơn. Ngoài ra các dụng cụ và thiết bị cho công việc yêu cầu cũng cao hơn. Vậy nên tốt hơn hết bạn nên chọn thuê một công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
4. Làm cách nào để bắt đầu làm sạch thương mại?
Tóm lược – Bắt đầu với việc thuê hoặc mua các thiết bị vệ sinh cần thiết – Mua đồng phục vệ sinh chung cho tạp vụ của mình. – Lên kế hoạch vệ sinh cụ thể cho từng khu vực. – Phân chia khu vực và phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên vệ sinh – Bắt đầu thực hiện vệ sinh trung tâm thương mại.
5. Sự khác biệt giữa vệ sinh thương mại và vệ sinh khu dân cư là gì?
Dịch vụ vệ sinh khu dân cư chuyên về những thứ xung quanh ngôi nhà của bạn như lau sàn nhà, phòng ngủ và phòng tắm. Dịch vụ vệ sinh thương mại dọn dẹp những thứ như văn phòng, tòa nhà hoặc cửa hàng bán lẻ .
14. Thông tin liên hệ của TKT Clean – công ty cung cấp tạp vụ trung tâm thương mại
Hiện tại TKT Clean có mặt trên tất cả trang mạng social. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng tôi thông qua nhiều trang web. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/7 tại bất cứ đâu. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin liên hệ sau: