Cập nhật Bài Viết “ Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP tiêu chuẩn” lần cuối ngày 07 tháng 11năm 2024 tại Công ty vệ sinh xanh TKT Clean
Quy trình vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là một yếu tố quan trọng trong nhà xưởng. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nhà xưởng – nơi sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, cần phải duy trì một môi trường sạch sẽ và an toàn. Và đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và khử trùng.
Việc thực hiện quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, mầm bệnh. Ngoài ra, tiêu chuẩn này giú bảo vệ sự bền vững và uy tín của doanh nghiệp. Bài viết này, TKT Clean sẽ cung cấp tổng quan về quy trình vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn GMP.
1. Vệ sinh nhà xưởng tiêu chuẩn GMP là gì?
Vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất tốt) là quy trình làm sạch và bảo dưỡng toàn diện. Nhằm đảm bảo môi trường sản xuất trong nhà xưởng luôn đạt các tiêu chí an toàn, sạch sẽ. Từ đó đáp ứng phù hợp với quy định của tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất Tốt.
Quy trình này bao gồm các bước vệ sinh chi tiết và kiểm soát nghiêm ngặt đối với khu vực sản xuất, máy móc thiết bị, bề mặt tiếp xúc. Và hệ thống thông gió, sàn nhà và tường trần. Nhằm loại bỏ tối đa các nguy cơ gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn hay nhiễm chéo.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng các nhà máy không tuân thủ GMP có tỷ lệ sản phẩm lỗi lên tới 30%. So với các nhà máy tuân thủ GMP (chỉ có tỷ lệ lỗi từ 2-3%). Điều này cho thấy hiệu quả rõ ràng của GMP trong việc giảm thiểu sai sót, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.
Từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng việc áp dụng quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP. Giúp doanh nghiệp tránh tổn thất về chi phí và ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu.
2. Đối tượng áp dụng quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP
Quy trình vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP được áp dụng cho các đối tượng chủ yếu. Trong các ngành công nghiệp có yêu cầu cao về chất lượng. Ngoài ra bao gồm độ an toàn và độ sạch trong môi trường sản xuất. Cụ thể, các đối tượng thường áp dụng quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP bao gồm:
Nhà máy sản xuất dược phẩm: Vệ sinh nghiêm ngặt, tránh ô nhiễm và giữ chất lượng sản phẩm cao.
Nhà máy thực phẩm và đồ uống: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh vi khuẩn và hóa chất gây hại.
Nhà máy sản xuất mỹ phẩm: Đảm bảo các sản phẩm an toàn cho da, không chứa tạp chất.
Nhà máy sản xuất thiết bị y tế: Đảm bảo vô trùng, tránh vi khuẩn có thể ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng: Đảm bảo sản phẩm bổ sung đạt chất lượng tốt, không chứa chất gây hại.
Nhà máy sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Đảm bảo vệ sinh để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Nhà xưởng chế biến, đóng gói: Đảm bảo quá trình đóng gói không gây nhiễm khuẩn và an toàn.
…
3. Yếu tố vệ sinh nhà xưởng GMP cần đảm bảo
3.1. Sức khỏe con người
Nhà xưởng cần áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe nhân viên. Tất cả nhân viên cần mặc đồ bảo hộ, bao gồm mũ, găng tay và khẩu trang. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp đảm bảo nhân viên. Đảm bảo nhân viên không mang mầm bệnh gây nhiễm bẩn sản phẩm.
3.2. Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu phải lựa chọn từ nhà cung cấp uy tín và trải qua kiểm định chặt chẽ. Quy trình tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu cần tuân thủ các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, và ánh sáng phù hợp để tránh hư hỏng. Các thông tin về nguồn gốc, lô hàng, và hạn sử dụng của nguyên vật liệu cần được ghi chép rõ ràng để truy xuất.
3.3. Bảo dưỡng máy móc và thiết bị định kỳ
Máy móc và thiết bị cần được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh tích tụ bụi bẩn. Bên cạnh đó, việc bảo trì định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề, đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và an toàn.
3.4. Tuân thủ hoạt động sản xuất
Quy trình sản xuất cần được thiết lập một cách chi tiết và phổ biến đến toàn bộ nhân viên. Việc giám sát chặt chẽ từng giai đoạn sản xuất giúp đảm bảo không có sai sót xảy ra và sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt nhất. Mỗi bước trong quy trình cần được ghi lại để làm căn cứ đối chiếu và cải tiến khi cần. Đồng thời, tuân thủ SOP cũng giúp hạn chế tối đa các nguy cơ nhiễm bẩn, giữ vững tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
3.5. Giữ vệ sinh môi trường nhà xưởng
Vệ sinh định kỳ và thực hiện nghiêm túc, bao gồm vệ sinh sàn nhà, tường, và các khu vực lưu trữ. Rác thải và các hóa chất cần được quản lý, phân loại và xử lý đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường làm việc. Để ngăn ngừa sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Nhà xưởng cũng cần có các biện pháp phòng chống phù hợp.
3.6. Quản lý rác thải đúng quy định
Rác thải trong nhà xưởng cần được phân loại ngay từ đầu. Bao gồm rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Đồng thời chúng cần được lưu trữ ở các khu vực riêng biệt, an toàn và tránh xa khu vực sản xuất.
4. Quy trình vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP
4.1. Xây dựng quy định và hướng dẫn vệ sinh nhà xưởng
Nội dung quy định và hướng dẫn vệ sinh nhà xưởng cần được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhằm đảm bảo mọi người tham gia đều tuân thủ đúng quy trình và đạt hiệu quả vệ sinh tốt nhất. Hướng dẫn này cần bao gồm các nội dung chính sau:
Mục đích và yêu cầu của quy trình vệ sinh nhà xưởng: Nêu rõ mục tiêu và lý do của việc vệ sinh nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. Đảm bảo an toàn vệ sinh và tuân thủ tiêu chuẩn GMP.
Phạm vi và tần suất vệ sinh từng khu vực: Xác định cụ thể các khu vực cần vệ sinh, từ sàn, trần, tường cho đến các máy móc. Và thiết lập tần suất phù hợp cho mỗi khu vực.
Phương pháp vệ sinh và dụng cụ cần thiết: Đưa ra các phương pháp vệ sinh phù hợp với từng khu vực. Và chỉ định các loại dụng cụ, trang thiết bị cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
Hóa chất vệ sinh và cách thức sử dụng, bảo quản: Liệt kê các loại hóa chất được phép sử dụng. Hướng dẫn cách sử dụng đúng cách và các biện pháp bảo quản để đảm bảo an toàn.
Biện pháp an toàn cho nhân viên và môi trường: Đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe người lao động và môi trường. Từ việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân đến quy trình xử lý an toàn khi tiếp xúc với hóa chất.
Thu gom và phân loại rác thải, loại bỏ các vật dụng, vật liệu không còn sử dụng
Quét, hút bụi, và lau chùi bề mặt sàn nhà, trần, tường và các khu vực dễ bị bụi bẩn
Máy móc, thiết bị sản xuất, cần sử dụng các dụng cụ và phương pháp phù hợp. Để làm sạch mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động
Làm sạch các đường ống thoát nước, bể chứa và các khu vực thu gom chất thải.
4.3. Rửa sạch mọi bề mặt
Chọn các dụng cụ chuyên dụng như bàn chải, khăn lau, xô chứa.
Sử dụng hóa chất vệ sinh an toàn có hiệu quả loại bỏ bụi bẩn.
Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hoặc nguyên liệu. Bạn cần chú ý làm sạch kỹ lưỡng hơn.
4.4. Khử trùng nhà xưởng
Dung dịch khử trùng cần được pha chế đúng nồng độ. Và sử dụng lượng phù hợp để đạt hiệu quả tối đa.
Hoặc sử dụng phương pháp khử trùng hiện đại ánh sáng UV. Để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn còn tồn lại trong nhà xưởng
4.5. Kiểm tra lại
Sau khi vệ sinh và khử trùng, cần thực hiện kiểm tra lại toàn bộ nhà xưởng. Để đảm bảo tất cả khu vực đã được làm sạch đúng cách. Kiểm tra các yếu tố như:
Đảm bảo không còn cặn bẩn hoặc vết bẩn trên các bề mặt.
Kiểm tra việc khử trùng đã đạt hiệu quả hay chưa. Đặc biệt là trong các khu vực tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
Đảm bảo máy móc và thiết bị đã được vệ sinh và không có sự cố nào trong quá trình làm việc.
4.6. Ghi nhận kết quả vệ sinh
Cuối cùng, ghi lại chi tiết quá trình vệ sinh và các bước đã thực hiện. Đánh giá hiệu quả của việc vệ sinh và đưa ra nhận xét, cải tiến nếu cần thiết. Việc này giúp theo dõi và đảm bảo rằng quá trình vệ sinh luôn tuân thủ tiêu chuẩn GMP trong những lần vệ sinh tiếp theo.
Xem thêm: Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm. Tại đây
5. Nguyên tắc vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP
5.1. Vệ sinh từ trên xuống dưới
Việc làm sạch từ trên xuống dưới giúp ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn từ các khu vực cao rơi xuống các khu vực đã được vệ sinh sạch. Nguyên tắc này yêu cầu việc vệ sinh phải được thực hiện từ các bề mặt cao. Như trần nhà, giá kệ, ống dẫn khí, và các thiết bị treo trên cao, sau đó làm sạch các bề mặt thấp hơn như sàn và khu vực gần mặt đất.
5.2. Vệ sinh theo hướng một chiều
Việc vệ sinh theo hướng một chiều sẽ giúp quy trình vệ sinh được tổ chức và thực hiện một cách hiệu quả. Từ khu vực này sang khu vực khác mà không làm xáo trộn khu vực đã hoàn tất. Nguyên tắc đảm bảo mọi bề mặt sàn, tường hoặc kính, đều được làm sạch hoàn toàn chỉ với một chiều lau mà không cần lau lại.
5.3. Làm sạch từ bên trong ra bên ngoài
Khi vệ sinh các khu vực trong nhà xưởng, cần làm sạch từ bên trong ra ngoài. Điều này sẽ giúp kiểm soát toàn bộ khu vực được làm sạch. Chẳng hạn như vệ sinh từ trong khu vực sản xuất ra đến hành lang. Đặc biệt là trong các khu vực sản xuất, kho chứa, và khu vực đóng gói.
5.4. Vệ sinh khô trước và vệ sinh ướt sau
Sau khi đã loại bỏ các chất bẩn khô, sử dụng dung dịch vệ sinh, hóa chất tẩy rửa hoặc nước để làm sạch sâu các bề mặt. Tức là bạn ưu tiên làm sạch việc làm sạch khô, bằng cách sử dụng máy hút hoặc máy thổi để thu gom bụi bẩn. Sau đó tiến hành vệ sinh ướt bằng nước hoặc hóa chất vệ sinh, để làm sạch toàn bộ thiết bị và vật dụng.
Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì môi trường sản xuất an toàn. Việc thực hiện vệ sinh đúng cách và khoa học không chỉ bảo vệ sức khỏe người lao động mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất.
Thông qua bài viết này, TKT Clean mong rằng đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về quy trình vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP. Nếu bạn cần được hỗ trợ và tư vấn về dịch vụ vệ sinh nhà xưởng. Hãy liên hệ trực tiếp cho nhân viên chúng tôi để được cung cấp thêm thông tin nhé!
09.09.05.80.20
Công Ty Dịch Vụ Vệ Sinh Xanh TKT Clean®
Trụ sở: 116/34 Đường 17, Khu phố 5, phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM