Cập nhật Bài Viết “5 bước làm sạch ống khói bếp đúng cách” lần cuối ngày 13 tháng 02 năm 2025 tại Công ty vệ sinh xanh TKT Clean
Trong không gian bếp của nhà hàng hay khách sạn, ống khói đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc làm sạch ống khói định kỳ, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như nguy cơ cháy nổ, hiệu suất hoạt động kém và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết này, TKT Clean sẽ hướng dẫn bạn 5 bước làm sạch ống khói bếp đúng cách, giúp bạn bảo vệ an toàn cho nhân viên và thực phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hút khói.
1. Vì sao cần làm sạch ống khói bếp định kỳ?
1.1. Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
Dầu mỡ, bụi bẩn hay các bám dính tích tụ bên trong thành ống khói rất dễ cháy khi gặp nhiệt độ cao từ bếp hoặc tia lửa. Chúng có thể gây cháy nổ nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống và không gian bếp.
Vệ sinh ống khói bếp nhà hàng đảm bảo an toàn PCCC
Do vậy, việc làm sạch ống khói bếp định kỳ (2 – 3 tháng/lần) là nhiệm vụ cần thiết để hạn chế nguy cơ hỏa hoạn, giúp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
1.2. Cải thiện hiệu suất hoạt động
Ống khói được vệ sinh sẽ giúp làm sạch ống hút khói bếp và máy hút mùi hoạt động hiệu quả hơn, loại bỏ nhanh chóng khói dầu mỡ và mùi thức ăn, mang lại không gian bếp trong lành, thông thoáng. Nếu ống khói bị bám bẩn quá nhiều, luồng khí sẽ bị cản trở, làm giảm khả năng hút khói và tăng tiêu thụ điện năng của thiết bị.
1.3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi trong ống khói bẩn có thể xâm nhập vào thức ăn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc hít phải khói bụi và các chất độc hại từ ống khói cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp.
1.4. Kéo dài tuổi thọ thiết bị
Việc bảo trì và làm sạch ống khói bếp thường xuyên giúp ngăn chặn sự ăn mòn và tích tụ dầu mỡ, bụi bẩn, giúp thiết bị hoạt động ổn định và bền bỉ hơn. Nếu không được vệ sinh ống khói nhà hàng đúng cách, các bộ phận bên trong hệ thống hút khói có thể bị hư hỏng, làm giảm tuổi thọ của thiết bị và tốn kém chi phí sửa chữa.
Làm sạch ống khói giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị
2. Dấu hiệu nhận biết ống khói bếp cần vệ sinh
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu ống khói bếp cần vệ sinh sẽ giúp đảm bảo hiệu suất và an toàn trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến, bao gồm:
Khói không thoát ra ngoài nhanh chóng, bị tắc nghẽn.
Có mùi khét hoặc mùi dầu mỡ khó chịu.
Âm thanh của quạt hút yếu đi hoặc kêu to hơn bình thường.
Xuất hiện nhiều dầu mỡ đọng lại trên bề mặt ngoài của ống khói.
Ống khói tích tụ dầu mỡ là dấu hiệu nhận biết ống khói cần được vệ sinh
3. Chuẩn bị trước khi làm sạch ống khói bếp
3.1. Dụng cụ cần thiết
Găng tay cao su, khẩu trang
Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng hoặc hỗn hợp giấm, baking soda
Bàn chải cứng, khăn lau, miếng bọt biển
Tua vít (để tháo các bộ phận nếu cần)
Máy phun nước áp suất cao (nếu có)
3.2. Ngắt nguồn điện
Trước khi tiến hành vệ sinh, cần đảm bảo an toàn bằng cách:
Tắt nguồn điện: Ngắt hoàn toàn nguồn điện của máy hút mùi để tránh nguy cơ rò rỉ điện hoặc hư hỏng thiết bị.
Kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo máy hút mùi không còn kết nối với nguồn điện trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh.
3.3 Phủ bạc xung quanh hệ thống khói
Việc phủ bạt xung quanh hệ thống ống khói trước khi vệ sinh là một bước rất quan trọng. Nhằm đảm bảo công việc được thực hiện an toàn, hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
Phủ bạt xung quanh ống khói bếp
Do đó, trong quá trình vệ sinh, bụi bẩn, dầu mỡ và các chất cặn bẩn sẽ được loại bỏ khỏi ống khói. Việc phủ bạt trước khi làm sạch ống khói bếp sẽ giúp ngăn chặn những chất này.
Bộ lọc dầu mỡ là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và dầu mỡ nhất. Để làm sạch bộ lọc mỡ, hãy tháo rời bộ lọc và ngâm vào nước ấm pha với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng trong khoảng 15-20 phút. Sau đó, sử dụng bàn chải để chà sạch các vết bẩn cứng đầu, rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô hoàn toàn trước khi lắp lại.
Bước 2: Làm sạch ống dẫn khói
Dùng bàn chải dài hoặc chổi chuyên dụng để chà sạch bên trong ống khói. Để tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng dung dịch giấm pha loãng hoặc nước rửa chén, để làm sạch ống khói bếp được loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn. Nếu ống khói quá dài, có thể dùng máy hút bụi công suất lớn để loại bỏ bụi bẩn bám bên trong.
Vệ sinh bên trong ống khói bếp
Bước 3: Lau chùi bề mặt ngoài
Sử dụng khăn mềm thấm dung dịch tẩy rửa để lau chùi toàn bộ bề mặt bên ngoài của ống khói bếp. Việc này giúp loại bỏ lớp dầu mỡ và bụi bẩn bám trên bề mặt, đồng thời duy trì tính thẩm mỹ và vệ sinh cho khu vực bếp.
Lau sạch bề mặt ngoài ống khói
Bước 4: Kiểm tra quạt hút
Quạt hút là bộ phận quan trọng giúp hút khói và mùi thức ăn. Khi quạt hút bị tích tụ nhiều bụi bẩn và dầu mỡ, thì hiệu suất hoạt động sẽ giảm. Do đó, bạn hãy tháo quạt hút (nếu có thể), lau sạch bằng khăn ẩm hoặc bàn chải mềm và kiểm tra xem có cần tra dầu hoặc bảo dưỡng thêm không.
Bước 5: Lắp lại các bộ phận
Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy lắp lại bộ lọc dầu mỡ và các bộ phận khác vào vị trí ban đầu. Chú ý đảm bảo tất cả các bộ phận đã khô hoàn toàn trước khi kết nối lại nguồn điện. Tiếp đến, bạn kiểm tra hoạt động của máy hút khói để đảm bảo mọi thứ vận hành trơn tru.
5. Lưu ý khi vệ sinh ống khói bếp quán ăn, nhà hàng
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện làm sạch ống khói bếp:
Nên làm sạch ống khói bếp ít nhất 3 tháng/lần để duy trì hiệu suất hoạt động.
Không sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm hư hỏng lớp bảo vệ của ống khói.
Không tự ý tháo lắp các bộ phận của hệ thống hút khói nếu không có kinh nghiệm
Luôn đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi bụi bẩn, hóa chất.
6. Kết Luận
Việc vệ sinh ống khói bếp không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết mà còn là trách nhiệm của mỗi người quản lý. Qua 5 bước làm sạch đơn giản nhưng hiệu quả, bạn có thể đảm bảo an toàn cho không gian bếp, cải thiện hiệu suất hoạt động của thiết bị, và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
09.09.05.80.20
Công Ty Dịch Vụ Vệ Sinh Xanh TKT Clean®
Trụ sở: 116/34 Đường 17, Khu phố 5, phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM