Cập nhật Bài Viết “ Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng – Đảm bảo an toàn lao động” lần cuối ngày 21 tháng 11năm 2024 tại Công ty vệ sinh xanh TKT Clean
Trong bất kỳ ngành sản xuất nào, môi trường nhà xưởng đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn lao động. Để đạt được những mục tiêu này, việc tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng là điều không thể thiếu.
Nhưng bạn đã biết tại sao cần áp dụng và cách thực hiện ra sao chưa? Bài viết này, TKT Clean sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về các tiêu chuẩn vệ sinh quan trọng nhé!
1. Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng là gì?
Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng là tập hợp các quy định, hướng dẫn và nguyên tắc nhằm đảm bảo môi trường nhà xưởng luôn sạch sẽ, an toàn và đạt yêu cầu cho quá trình sản xuất. Việc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường.
Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng nhằm đảm bảo môi trường nhà xưởng luôn sạch sẽ
Một số tiêu chuẩn vệ sinh phổ biến:
Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices): Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP thường áp dụng cho nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000: Đối với các nhà xưởng thực phẩm.
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
2. Vì sao cần áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng?
2.1.Chất lượng sản phẩm ổn định
Những sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt. Nếu không được vệ sinh đúng cách, chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí có thể gây ra sự cố nghiêm trọng như ngộ độc thực phẩm, vi phạm tiêu chuẩn an toàn sức khỏe.
2.2. Giảm thiểu sự cố
Một môi trường nhà xưởng bẩn có thể dẫn đến sự cố như hỏng hóc thiết bị, sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt yêu cầu. Do vậy, áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng sẽ giúp giảm thiểu sự cố bằng cách loại bỏ bụi bẩn tích tụ. Ngăn chặn nguy cơ cháy nổ và hư hỏng máy móc.
2.3. Ngăn ngừa các bệnh lây lan
Nhà xưởng bẩn, nhiều bụi bẩn hoặc các chất hóa học có thể gây ra các bệnh về hô hấp. Hoặc da liễu và các bệnh nguy hiểm khác cho người lao động. Việc giữ nhà xưởng sạch sẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh giúp ngăn ngừa nguy cơ này.
2.4. Môi trường làm việc an toàn
Một môi trường vệ sinh tốt sẽ tạo ra không khí trong lành, giúp người lao động duy trì sức khỏe và cải thiện năng suất làm việc. Nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, giảm bớt căng thẳng khi làm việc trong một môi trường sạch sẽ.
Vệ sinh định kỳ giúp hạn chế các sự cố máy móc, giảm thiểu chi phí bảo trì, sửa chữa. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, việc vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn sẽ giúp tăng tuổi thọ thiết bị. Đồng thời giảm thiểu sự cố bất ngờ và hạn chế các chi phí sửa chữa hoặc thay thế đắt đỏ.
2.6.Tối ưu hóa quy trình làm việc
Vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn sẽ góp phần tối ưu hóa quy trình làm việc. Bằng cách duy trì môi trường sạch sẽ, ngăn nắp. Giúp các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả. Bên cạnh đó, nó giúp loại bỏ các yếu tố cản trở quy trình sản xuất như bụi bẩn hoặc các chướng ngại vật khác. Từ đó tạo ra không gian làm việc thông thoáng, thuận tiện.
3. Các tiêu chuẩn vệ sinh cần tuân thủ
3.1. Vệ sinh sàn nhà xưởng
Sàn nhà xưởng là khu vực có mật độ sử dụng cao và chịu sự tác động lớn từ các thiết bị, máy móc và người lao động. Việc giữ cho sàn sạch sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ và góp phần bảo vệ sức khỏe và an toàn cho công nhân.
Yêu cầu:
Không trơn trượt: Sàn cần được vệ sinh sạch sẽ, không để lại vết bẩn, hóa chất, dầu mỡ. Ngoài ra, vệ sinh sàn tránh gây trơn trượt và ngã.
Không tồn đọng hóa chất: Các hóa chất được sử dụng để làm sạch cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh tồn đọng trên sàn.
Tiêu chuẩn vệ sinh:
Loại bỏ rác và bụi bẩn: Cần phải loại bỏ các vật cản và rác thải trong khu vực. Đồng thời sử dụng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ bụi bẩn, vụn kim loại và các chất cặn bã.
Sử dụng hóa chất chuyên dụng: Nên lựa chọn các hóa chất vệ sinh phù hợp từng loại sàn nhà xưởng (xi măng, epoxy, gạch men).
Chà và lau sàn: Cần sử dụng bàn chà chuyên dụng hoặc máy hút nước để loại bỏ hết mọi vết bẩn.
3.2. Làm sạch trần và tường nhà xưởng
Trần và tường là hai khu vực dễ tích tụ bụi bẩn, mạng nhện và các vết bẩn do quá trình sản xuất gây ra. Do vậy, vệ sinh nhà xưởng sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp hạn chế nguy cơ ô nhiễm xuống các khu vực bên dưới.
Yêu cầu:
Bụi bám trên trần: Đảm bảo không có bụi bẩn rơi xuống ảnh hưởng đến môi trường làm việc dưới sàn.
Mạng nhện: Loại bỏ mạng nhện thường xuất hiện ở các khu vực cao.
Vết bẩn trên tường: Dọn dẹp dầu mỡ, hóa chất hoặc vết vết mốc tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc.
Tiêu chuẩn vệ sinh:
Đối với trần xưởng: Dùng cây lau hoặc thiết bị vệ sinh trần nhà chuyên dụng để làm sạch trần nhà xưởng. Bạn có thể sử dụng cây lau dài hoặc các thiết bị vệ sinh trần chuyên dụng.
Đối với tường: Dùng nước tẩy rửa nhẹ và các chổi mềm hoặc khăn lau để làm sạch. Các hóa chất sử dụng cho tường cần phải an toàn và không làm hỏng lớp sơn hoặc vật liệu xây dựng của tường.
Máy móc và thiết bị là những thành phần cốt lõi trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt là nhà xưởng cơ khí dễ bị bám bụi, dầu mỡ, làm giảm năng suất và gây hư hỏng nếu không được vệ sinh đúng cách.
Đọc thêm: Có cần thiết vệ sinh nhà xưởng cơ khí không? Tại đây
Yêu cầu:
Không để dầu mỡ, bụi bẩn bám trên thiết bị: Lau sạch toàn và không để ảnh hưởng thiết bị.
Bảo trì thiết bị định kỳ: Công tác bảo trì thiết bị định kỳ, giúp phát hiện các hư hỏng và giảm thiểu sự cố.
Tiêu chuẩn vệ sinh:
Ngắt nguồn điện và che chắn các bộ phận: Để đảm bảo an toàn cho người lao động và tránh sự cố điện giật.
Dùng hóa chất không ăn mòn: Chỉ sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng phù hợp với từng loại máy móc và vật liệu của thiết bị.
Vệ sinh chi tiết máy: Các bộ phận như ống dẫn, cổng thông gió,… cần được làm sạch bằng cọ mềm hoặc chổi chuyên dụng.
4. Nguyên tắc khi vệ sinh nhà xưởng
4.1 Bảo đảm an toàn lao động
An toàn lao động là nguyên tắc hàng đầu trong quá trình vệ sinh nhà xưởng. Người thực hiện cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang và giày chống trượt.
Người thực hiện cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động
Đồng thời, các thiết bị điện phải được ngắt kết nối trước khi vệ sinh để tránh rủi ro giật điện hoặc hỏng hóc. Việc tuân thủ các biện pháp an toàn sẽ bảo vệ người lao động, làm giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại cho thiết bị và nhà xưởng.
4.2 Tuân thủ quy trình từ trên xuống dưới
Vệ sinh nhà xưởng cần thực hiện từ trên xuống dưới để đảm bảo hiệu quả. Cụ thể, bắt đầu làm sạch trần nhà, hệ thống đèn, quạt thông gió và đường ống. Sau đó vệ sinh đến tường và cuối cùng là sàn nhà. Quy trình này giúp bụi bẩn và mảnh vụn rơi xuống tầng dưới trong quá trình vệ sinh. Nhằm tránh việc làm sạch nhiều lần, tiết kiệm thời gian và công sức.
Máy móc và thiết bị là những thành phần cốt lõi trong hoạt động sản xuất
4.3 Phân loại và xử lý rác thải
Rác thải từ nhà xưởng cần được phân loại rõ ràng thành nhiều nhóm. Như rác thải tái chế, rác thải nguy hại và rác thải thông thường,… . Việc phân loại này giúp đảm bảo xử lý đúng quy định, giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra, rác thải nguy hại cần được xử lý theo quy trình đặc biệt. Để từ đó không gây ô nhiễm hoặc nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh.
4.4 Sử dụng thiết bị và hóa chất phù hợp
Mỗi loại sàn, bề mặt và thiết bị trong nhà xưởng yêu cầu các dụng cụ và hóa chất vệ sinh khác nhau. Cần sử dụng đúng loại hóa chất chuyên dụng, không ăn mòn hoặc hư hỏng cho bề mặt. Thiết bị vệ sinh như máy hút bụi công nghiệp, máy chà sàn hay chổi lau chuyên dụng. Bạn cần lựa chọn và sử dụng đúng cách để tối ưu hóa hiệu quả làm sạch.
4.5 Vệ sinh nhà xưởng một chiều
Nguyên tắc vệ sinh một chiều là làm sạch theo hướng từ khu vực sạch nhất đến khu vực bẩn nhất. Điều này sẽ đảm bảo không làm lây lan bụi bẩn hoặc vi khuẩn từ nơi này sang nơi khác. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các nhà xưởng sản xuất thực phẩm, dược phẩm. Hoặc các ngành yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh.
4.6 Ưu tiên vệ sinh từ trong ra ngoài
Khi vệ sinh nhà xưởng định kỳ, cần bắt đầu từ các khu vực sâu bên trong như phòng sản xuất, kho hàng,… sau đó di chuyển dần ra ngoài. Điều này giúp đảm bảo bụi bẩn không bị kéo ngược vào khu vực đã làm sạch. Và giữ cho quy trình vệ sinh đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm thời gian.
Tiêu chuẩn vệ sinh từ trong ra ngoài đảm bảo bụi bẩn ảnh hưởng khu vực đã làm sạch
4.7 Vệ sinh từ cao xuống thấp
Nguyên tắc vệ sinh từ cao xuống thấp đảm bảo bụi bẩn và rác thải rơi xuống tầng dưới trước khi được làm sạch toàn bộ. Cách tiếp cận này hiệu quả trong việc loại bỏ bụi bẩn. Ngoài ra, nó sẽ giúp tránh làm bẩn các khu vực đã vệ sinh xong, đặc biệt là sàn nhà và thiết bị sản xuất nằm dưới.
5. Những lưu ý quan trọng khi áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng
Dưới đây là một số lưu ý, bạn cần lưu ý khi thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng:
Sử dụng hóa chất vệ sinh an toàn, không ăn mòn hoặc ảnh hưởng đến môi trường và thiết bị.
Xác định các khu vực cần vệ sinh, mức độ bẩn, và các yếu tố tiềm ẩn.
Dùng máy móc chuyên dụng như máy chà sàn, máy hút bụi công nghiệp để đạt hiệu quả cao.
Xử lý rác thải nguy hại theo đúng quy định pháp luật và tiêu chuẩn môi trường.
Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng các khu vực sau khi vệ sinh để đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng.
6. Kết luận
Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng là nền tảng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe người lao động. Ngoài ra, các tiêu chuẩn giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sự cố và bảo vệ môi trường. Từ đó doanh nghiệp luôn duy trì tình trạng nhà xưởng sạch sẽ và chuyên nghiệp
Dựa vào các tiêu chuẩn trên, TKT Clean hy vọng đang lại cho bạn nhiều thông tin giá trị về dịch vụ vệ sinh nhà xưởng. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chuyên viên chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
09.09.05.80.20
Công Ty Dịch Vụ Vệ Sinh Xanh TKT Clean®
Trụ sở: 116/34 Đường 17, Khu phố 5, phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM