Cập nhật Bài Viết “ Quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà tiêu chuẩn” lần cuối ngày 14 tháng 03 năm 2023. Tại Địa điểm công ty vệ sinh TKT Clean
Quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà là hoạt động giúp chủ đầu tư giám sát, theo dõi và vận hành hệ thống tòa nhà một cách chuyên nghiệp và hoàn thành tốt công tác làm sạch tòa nhà. Nhưng làm thế nào để xây dựng được một quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà ?. Và làm cách nào để triển khai quy trình hiệu quả ? Hãy cùng TKT Clean Dịch vụ vệ sinh Xanh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Tầm quan trọng của quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà
Khi lựa chọn một tòa nhà để sinh sống và làm việc thì khách hàng luôn nghĩ đến dịch vụ vệ sinh tòa nhà, dịch vụ an ninh và dịch vụ vận hành hệ thống kỹ thuật. Trong đó, dịch vụ vệ sinh dễ đánh giá chất lượng dịch vụ nhất. Là “bộ mặt” của mọi tòa nhà. Vậy nên quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà “ chìa khóa” quyết định sự lựa chọn của khách hàng.
Được xem là nền tảng khoa học giúp cho việc làm sạch nhanh chóng, hiệu quả, chuyên nghiệp. Việc vệ sinh tòa nhà đúng quy trình sẽ giảm thiểu tình trạng xuống cấp tòa nhà. Và thu hút khách hàng. Ngoài ra, quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà tốt còn giúp chủ đầu tư giảm được chi phí vệ sinh định kỳ, hàng ngày.
Một quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà giúp ban quản lý đảm bảo vệ sinh hệ thống tòa nhà. Để hình thành nên một quy trình hợp lý. Ban quản lý cần đưa ra các nguyên tắc, quy định phù hợp cho đội ngũ nhân viên. Gồm các công việc cần triển khai như sau:
Khảo sát các hạng mục và diện tích của từng hạng mục.
Đánh giá tình hình, lên kế hoạch vệ sinh.
Tiến hành vệ sinh các hạng mục.
Lên kế hoạch các phương án hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý sử dụng nhà chung cư, văn phòng.
Khảo sát thực tế bề mặt cần vệ sinh và khuôn viên cần chăm sóc của tòa nhà
Đánh giá thực trạng của bề mặt cần vệ sinh và quy mô khuôn viên cần chăm sóc
Xây dựng kế hoạch vệ sinh tòa nhà và chăm sóc khuôn viên trong phạm vi tòa nhà. Quy trình vệ sinh càng có kế hoạch chi tiết, tòa nhà và khuôn viên càng xanh – sạch – đẹp.
Kế hoạch vệ sinh tòa nhà và chăm sóc khuôn viên gồm những công việc cụ thể như:
Vệ sinh bên ngoài tòa nhà
Vệ sinh khu vực tiền sảnh, hành lang, lối đi chung
Vệ sinh cầu thang bộ; cầu thang máy
Vệ sinh các khu vệ sinh chung của các tầng
Vệ sinh khu vực văn phòng
Vệ sinh các tầng gửi xe hoặc bãi đỗ xe
Vệ sinh các loại đường ống; cống rãnh thoát nước
Xử lý rác tòa nhà
Chăm sóc cây xanh, cây cảnh trong khu vực tòa nhà
Quy trình vệ sinh máy móc thiết bị của tòa nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật
Phân công công việc cho từng bộ phận
Triển khai và giám sát việc triển khai thực hiện công việc của từng bộ phận; tại từng vị trí
Lập kế hoạch phối kết hợp các bộ phận khác trong trường hợp khẩn cấp
Để làm sạch một tòa nhà lớn. Thì quy trình quản lý tòa nhà sẽ được chia ra nhiều quy trình bao gồm các quy trình sau:
3.1 Quy trình vệ sinh sàn nhà
3.1.1.Quy trình lau sàn
Bước 1: Làm sạch sàn nhà bằng máy hút bụi. Sau đó, nhân viên vệ sinh hãy dùng hóa chất rải đều trên bề mặt sàn từ 10 đến 15 phút.
Bước 2: Tiếp theo. Nhân viên vệ sinh dùng máy chà lau bề mặt sàn để làm sạch các chất dơ hiện đang bám trên bề mặt sàn nhà.
Bước 3: Sau đó, nhân viên vệ sinh sẽ dùng dụng cụ chà lại phần chân tường góc cạnh. Công việc cuối cùng của quy trình lau sàn là làm khô bề mặt sàn.
3.1.2. Quy trình làm sạch sàn
Bước 1: Nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành quét sạch sàn trước khi lau. Sau đó, nhân viên vệ sinh sẽ dùng cây lau chuyên dụng và bắt đầu lau sàn.
Bước 2: Đối với cầu thang, nhân viên vệ sinh phải thực hiện từ trên xuống dưới. Sau khi lau xong, nhân viên vệ sinh phải sử dụng cây lau khô để lau sàn.
3.2 Quy trình bảo dưỡng sàn
Để đảm bảo sàn nhà không bị hư hỏng gì trong quá trình vệ sinh. Thì cần bảo dưỡng và cách bảo dưỡng đúng chuẩn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nhân viên vệ sinh tiến hành làm sạch sàn rồi sau đó mới đánh bóng.
Bước 2: Khi đánh bóng sàn, nhân viên vệ sinh cần phải xác định chất liệu sàn nhà sau đó mới chọn hóa chất phù hợp.
Bước 3: Để một lớp lót 2 lớp phủ lên sàn nhà trong 6 giờ. Sau đó, nhân viên vệ sinh sẽ dùng thiết bị để đánh đều hóa chất trên bề mặt sàn.
Bước 4: Cuối cùng, nhân viên vệ sinh sẽ vệ sinh những phần bụi hiện đang sót lại trên bề mặt.
3.3 Quy trình vệ sinh kính
Quá trình vệ sinh kính sẽ giúp tăng tuổi thọ của kính và tăng khả năng chống những tia UV. Dưới đây là quy trình vệ sinh kính đúng chuẩn.
Bước 1: Đầu tiên, nhân viên vệ sinh sẽ dùng khăn lau qua những chỗ quá bẩn, xịt nước rửa kính lên từ vị trí cao nhất cách nhau 20 cm theo chiều ngang và dọc.
Bước 2: Tiếp theo, nhân viên vệ sinh sẽ dùng cây lau kính lau từ trên xuống dưới 2 lần. Khoảng cách mỗi lần lau từ trên xuống dưới là 1.5 m.
Bước 3: Sau đó, nhân viên vệ sinh sẽ tiếp tục xịt nước rửa kính ở các vị trí khác. Lưu ý không nên xịt quá nhiều làm vì điều này vừa làm hao nước rửa kính và khiến nước rơi trên sàn.
Lưu ý: Trong quá trình vệ sinh kính nếu phát hiện giấy dán, băng keo… thì nhân viên vệ sinh nên dùng dao cạo đi rồi mới tiến hành làm sạch.
3.4 Quy trình vệ sinh Toilet
Vệ sinh Toilet là công việc triển khai hàng tại mỗi tòa nhà. Dưới đây là các bước vệ sinh Toilet đúng chuẩn mà bạn nên tham khảo:
Bước 1: Đầu tiên, nhân viên vệ sinh phải tổng vệ sinh thực hiện 2 lần/ ngày vào buổi sáng trước 8h30 và buổi trưa 13h30-15h.
Bước 2: Tiến hành thu dọn rác và lau kính phòng vệ sinh trong lúc tổng vệ sinh.
Bước 3: Tiếp theo, nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành lau bồn cầu và bồn tiểu nam bằng chất tẩy.
Bước 4: Cuối cùng, nhân viên vệ sinh sẽ dùng chổi chà bồn cầu sau đó xả nước rồi tiếp tục làm lại quy trình như trên một lần nữa.
Lưu ý: Tùy vào yêu cầu tòa nhà mà nhân viên có thể tiến hành thêm công việc vệ sinh Lavabo, sàn nhà rồi sau đó sẽ xả thơm và lau khô.
3.5 Quy trình vệ sinh thảm
Bước 1: Đầu tiên, trước khi vệ sinh, nhân viên vệ sinh phải đảm bảo không có rác, nước trên mặt thảm và đã tiến hành hút bụi 2 lần/ ngày.
Bước 2: Đối với vệ sinh hàng ngày, nhân viên vệ sinh chỉ cần dùng máy hút bụi để hút và đánh tơi sợi thảm. Ban quản lý nên triển khai công việc vệ sinh thảm mỗi ngày.
Bước 3: Đối với vệ sinh hàng tuần, nhân viên vệ sinh sẽ hút bụi những phần dưới chân tường và tại nơi mà thảm nối với nhau.
Bước 4: Còn riêng đối với vệ sinh hàng tháng, nhân viên vệ sinh sẽ dùng máy hút bụi để vệ sinh thảm trước khi tiến hành giặt và sấy khô.
4. Làm thế nào để chuẩn hóa quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà trong thời đại 4.0?
Vệ sinh tòa nhà không bao giờ là công việc của 1 người. Mà cả một đội ngũ nhân lực lớn để thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Vậy nên việc quản lý quy trình vệ sinh tòa trở nên khó khăn lớn nhất. Để làm tốt được việc này. TKT Clean sẽ giới thiệu đến bạn “ phương pháp 4.0” . Đó chính là việc ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà vào việc quản lý tòa nhà nói chung và quản lý vệ sinh nói riêng.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý. Khoa học phát triển ra đời những phần mềm quản lý áp dụng kiến thức của những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tòa nhà và chuyên gia công nghệ thông tin. Giúp cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý tòa nhà tại Việt Nam có thể thực hiện công việc hiệu quả, khoa học.
Tuy nhiên để đạt sự hiệu quả về quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà. Cách tốt nhất là hợp tác giữa con người và các phần mềm hỗ trợ. Vì máy móc không thể hiểu được cách quản lý con người với nhiều cảm xúc được.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên. TKT Clean đã đưa đến cho bạn một cái nhìn khách quan về quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà. Là một trong những chìa khóa then chốt. Nên quy trình này cũng là quy trình khó khăn nhất, yêu cầu hiểu hết toàn bộ công việc cần làm tại một tòa nhà lớn. Mong những kiến thức trên sẽ giúp bạn tạo nên một quy trình tiêu chuẩn cho chính tòa nhà của mình đơn giản hơn.
Nếu bạn không có thời gian hãy liên hệ với chúng tôi. Với đội ngũ giám sát vệ sinh tòa nhà đầy đặn kinh nghiệm. Sẽ giúp bạn không còn đau đầu về vấn đề quản lý vệ sinh tại tòa nhà của mình nữa. Liên hệ ngay nhé!